Hàng năm, Việt Nam nhập gần 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/8/2021 | 11:55:47 AM

QLMT - Trong giai đoạn 2012 - 2014, hằng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 90.000 đến 100.000 tấn thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng.

Thuốc bảo vệ thực vật
Ảnh minh hoạ

Các loại thuốc này có độ độc còn cao, nhiều loại thuốc đã lạc hậu. Năm 2013, danh mục thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được phép sử dụng ở nước ta đã lên tới 1.643 hoạt chất, trong khi, các nước trong khu vực chỉ có khoảng từ 400 - 600 loại hoạt chất (Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malaysia 400 - 600 loại).

Phân bón hóa học được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp do ưu thế về chi phí và hiệu quả nhanh đối với cây trồng. Trong khi đó, cây trồng hấp thụ trung bình khoảng 40 - 50% lượng phân bón (hấp thụ phân đạm khoảng 30 - 45%, phân lân 40 - 45%, phân kali 50 - 60%), lượng còn lại sẽ thải ra môi trường. 

Bên cạnh đó, công tác thu gom, lưu giữ và xử lý các loại hóa chất, vỏ bao bì hóa chất BVTV chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi thải bỏ ngay tại đồng ruộng. Thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng… sau sử dụng, bị ô-xy hóa thành dạng khí thải có tính axit, kiềm rất độc hại và phát tán vào môi trường.

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2017

Tags nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật thuốc bảo vệt hực vật ô nhiễm hoá học ô nhiễm đất ô nhiễm nguồn nước thuốc trừ sâu thuốc kích thích tăng trưởng

Các tin khác

Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.

Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.

Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.

Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục