Nhật Bản khai thác vàng từ rác thải điện tử

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/11/2023 | 2:51:39 PM

QLMT - Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, 1 tấn - tương đương 10.000 điện thoại di động sẽ tái chế được khoảng 280gr vàng. Quá trình này hiệu quả gấp 56 lần khai thác vàng mới từ mỏ quặng nếu xét về mặt khối lượng.

Rác thải điện tử đang là một
Rác thải điện tử đang là một "mỏ vàng" mới cần được khai thác hiệu quả 

Ngày 12/11, báo Nikkei Asian đưa tin một nhà máy thuộc công ty Tanaka Kikinzoku tại thành phố Hiratsuka, tỉnh Kanagawa, nơi hàng ngày xử lý hàng nghìn tấn rác điện tử để trích xuất vàng cùng một số kim loại quan trọng khác.

Nhà máy này, với khả năng tái chế khoảng 3.000 tấn rác mỗi năm, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn mục tiêu mở rộng ra thị trường ASEAN. Ông Akio Nagaoka, người đứng đầu nhà máy chia sẻ: "Chúng tôi muốn mở rộng việc thu gom rác điện tử không chỉ ở Nhật, mà còn ở Đông Nam Á. Dự kiến nhu cầu tái chế ở thị trường này sẽ tăng".

Trong bối cảnh rủi ro địa chính trị tại Trung Đông, giá vàng thế giới và tại Nhật Bản đang tăng vọt. Điều này đã thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành tái chế rác thải điện tử để lấy vàng. Theo Hội đồng vàng thế giới (WGC), nguồn cung vàng tái chế toàn cầu đã tăng khoảng 10%, với 923,7 tấn trong năm nay, vượt xa mức tăng trưởng 3% từ việc khai thác mỏ.

Vàng tái chế hiện chiếm gần 30% nguồn cung toàn cầu và trở thành nguồn cung quan trọng khi sản lượng khai thác từ mỏ giảm sút. Một công ty khác tại Nhật Bản có tên Mitsubishi Materials đặt mục tiêu tăng khả năng xử lý phế liệu lên 240.000 tấn mỗi năm vào cuối năm tài chính 2030. 

Không chỉ lợi ích về vàng, tái chế còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung kim loại quan trọng khác, được sử dụng trong sản xuất xe điện. Nhật Bản đã thúc đẩy chính sách tái chế không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn nhằm tăng cường an ninh kinh tế.

Tháng 8/2023, Nhật Bản và ASEAN đã thiết lập một khung làm việc chung về tài nguyên tái chế, mở rộng hợp tác quốc tế để đảm bảo nguồn cung ổn định và giảm thiểu rủi ro do sự phụ thuộc vào một số ít các quốc gia khai thác kim loại.

Chính phủ Nhật Bản cũng đang thực hiện các biện pháp để hạn chế xuất khẩu rác thải điện tử, nhấn mạnh vào sự quan trọng của việc giảm thiểu chất thải và duy trì một môi trường bền vững. Các sửa đổi của Công ước Basel vào năm 2025 dự kiến sẽ hạn chế hơn nữa việc vận chuyển các bảng mạch điện tử đã qua sử dụng và các loại phế liệu khác, đồng thời thúc đẩy thêm các biện pháp tái chế và sử dụng nguồn cung có trách nhiệm.
--------------------
Bộ huy chương chính thức của Olympic 2020 được làm từ… phế liệu



Chiến dịch "Huy chương cho mọi người" được Chính phủ Nhật Bản thực hiện từ năm 2017. Họ đã kêu gọi những người dân quyên góp các đồ điện tử cũ không sử dụng để lấy kim loại đúc huy chương. 

Kết thúc chiến dịch, Nhật Bản đã thu hoạch được 79.000 tấn điện thoại và thiết bị điện tử cũ trong chiến dịch phát động quyên góp.

Từ khối lượng rác thải điện tử đó, họ đã chiết xuất được 32kg vàng, 3.500kg bạc, 2.200kg đồng và kẽm. Số kim loại này đã được dùng để đúc nên 5.000 chiếc huy chương ở Olympic 2020.

TÚ ANH

Tags rác thải điện tử khai thác vàng Nhật Bản tái chế

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục