Tái chế vải bông cũ thành loại vải mới có giá trị cao hơn
Cập nhật: Thứ bảy, 16/7/2022 | 11:29:32 AM
QLMT - Các nhà khoa học thuộc Đại học Lund ở Thụy Điển phát minh một phương pháp chuyển đổi bông thành đường, từ đó chuyển hóa thành các sản phẩm có giá trị cao như vải thun, nylon và ethanol.
Nguồn video: Lund University
Nhóm các nhà khoa học do Tiến sĩ Edvin Ruuth dẫn đầu đã thành công phá vỡ sợi thực vật trong bông, sợi cellulose thành các thành phần nhỏ hơn. Trong quá trình biến đổi này, các nhà nghiên cứu đã ngâm vải rác thải trong axit sulfuric và thu được một dung dịch đường trong, sẫm màu hổ phách.
Theo Tiến sĩ Ruuth "Điều kiện then chốt là tìm ra sự kết hợp thích hợp giữa nhiệt độ và nồng độ axit sulfuric”. Từ một tấm vải thông thường, nhóm nghiên cứu chiết xuất được 5 lít dung dịch đường, mỗi lít chứa tương đương với 33 viên đường glucose. Nhưng không thể biến chất lỏng thành nước ngọt vì cũng chứa axit sulfuric độc hại.
Đặc điểm của bông là cellulose có độ kết tinh cao, gây khó khăn cho việc phân hủy hóa chất và tái sử dụng những thành phần đạt được. Ngoài ra, có rất nhiều chất xử lý bề mặt như thuốc nhuộm và các chất ô nhiễm khác phải được loại bỏ. Công nghệ tái chế vì vậy đòi hỏi một quá trình rất tinh vi để tìm ra nồng độ axit thích hợp, số lượng các giai đoạn xử lý và nhiệt độ phù hợp.
Nhóm nghiên cứu bắt đầu thử nghiệm chiết xuất glucose từ vải cách đây một năm, khởi điểm đạt được rất nhỏ, từ 3-4%. Hiện nay nhóm nghiên cứu đạt tới 90%. Khi công thức phân hủy được hoàn thiện, kỹ thuật sẽ rất đơn giản và rẻ tiền để ứng dụng.
Phát minh mới của nhóm nghiên cứu Đại học Lund mở ra một hướng đi mới, tránh cho sản phẩm vải sợi hay vải bông qua sử dụng bị chôn lấp ở bãi rác thải.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.