QLMT - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa ban hành Quyết định số 3055/QĐ-BTNMT phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy thép xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng.
Dự án Nhà máy thép xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng do Công ty CP Xuân Thiện Nghĩa Hưng làm chủ đầu tư với kế hoạch xây dựng một khu liên hợp thép có công suất 9,5 triệu tấn sản phẩm thép/năm, theo ba giai đoạn tại Nam Điền (Nghĩa Hưng, Nam Định).
Theo kết quả thẩm định của Bộ TN&MT, Dự án nhà máy thép xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng không có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ.
Trong kết quả thẩm định, Bộ TN&MT cũng nêu ra các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, giai đoạn vận hành.
Bộ TN&MT yêu cầu chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các thông tin trong nội dung báo cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường, chỉ được triển khai xây dựng dự án khi đã hoàn thiện các thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao đất, đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, đảm bảo kinh phí để thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và chương trình quan trắc, giám sát môi trường.
Trong đó, phải sử dụng công nghệ, thiết bị sản xuất theo tiêu chuẩn các nước G7/châu Âu (EU); công nghệ xử lý môi trường phải đảm bảo tiên tiến, hiện đại theo đúng cam kết. Đảm bảo tuân thủ quy định trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Bộ TN&MT yêu cầu chủ đầu tư dự án chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình hoạt động nếu phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
TÚ ANH (T/h)
Tags
Nam Định
sản xuất thép
giảm phát thải CO2
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.