Ảnh minh hoạ. ITN
Phát biểu tại Diễn đàn Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết: Việt Nam đã định hướng phát triển trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững trong thời gian tới.
Theo đó, Việt Nam sẽ thực hiện chuyển đổi hệ thống lương, thực thực phẩm theo hướng "xanh”, ít phát thải và bền vững thông qua việc thúc đẩy phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp và nhân rộng mô hình hợp tác công - tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong các chuỗi giá trị nông nghiệp.
Việt Nam cũng cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 năm 2021 (COP26) về việc đạt mức phát thải ròng bằng "0” vào năm 2050, trong đó có nội dung liên quan chặt chẽ về giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Do vậy, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng để Việt Nam thực hiện mục tiêu này và sự phát triển bền vững của hệ thống thực phẩm toàn cầu.
Theo thông tin được chia sẻ tại diễn đàn nói trên, trong giai đoạn 2020-2023, các nhà khoa học của Việt Nam đã nghiên cứu tạo ra hơn 140 giống cây trồng các loại và gần 40 tiến bộ kỹ thuật được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận đưa vào sản xuất. Khoa học và công nghệ đãẢnh minh hoạ. ITN
Phát biểu tại Diễn đàn Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết: Việt Nam đã định hướng phát triển trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững trong thời gian tới.
Theo đó, Việt Nam sẽ thực hiện chuyển đổi hệ thống lương, thực thực phẩm theo hướng "xanh”, ít phát thải và bền vững thông qua việc thúc đẩy phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp và nhân rộng mô hình hợp tác công - tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong các chuỗi giá trị nông nghiệp.
Việt Nam cũng cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 năm 2021 (COP26) về việc đạt mức phát thải ròng bằng "0” vào năm 2050, trong đó có nội dung liên quan chặt chẽ về giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Do vậy, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng để Việt Nam thực hiện mục tiêu này và sự phát triển bền vững của hệ thống thực phẩm toàn cầu.
Theo thông tin được chia sẻ tại diễn đàn nói trên, trong giai đoạn 2020-2023, các nhà khoa học của Việt Nam đã nghiên cứu tạo ra hơn 140 giống cây trồng các loại và gần 40 tiến bộ kỹ thuật được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận đưa vào sản xuất. Khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% vào thành công trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian qua.
LÂM HÀ