Nhiệt độ cao có thể làm giảm số lượng rùa đực

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/10/2023 | 11:17:49 AM

QLMT - Nhiệt độ trên các bãi biển tăng cao sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh trưởng của trứng rùa biển, từ đó gây mất cân bằng về số lượng phôi cái, phôi đực khi phôi đực cần được ấp trong môi trường cát mát mẻ hơn.

Với vị trí địa lý nằm giữa Biển Đỏ và Ấn Độ Đương, Yemen có sự đa dạng đặc biệt về các loài sinh vật tự nhiên và nhiều loài trong số đó không có ở bất kỳ đâu trên thế giới. Tuy nhiên, tình trạng Trái Đất ấm lên đang đe dọa sự đa dạng về di truyền và tiềm năng phát triển du lịch của đất nước này.

Ông Jamal Baouzir, Chủ nhiệm khoa đa dạng sinh học tại Đại học Aden, cho biết rùa biển là một trong những loài chịu nhiều tác động tại Yemen do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ trên các bãi biển tăng cao sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh trưởng của trứng rùa biển, từ đó gây mất cân bằng về số lượng phôi cái, phôi đực khi phôi đực cần được ấp trong môi trường cát mát mẻ hơn. Ông cảnh báo tình trạng mất cân bằng giới tính của rùa nếu còn tiếp tục sẽ khiến loài rùa biển ở Yemen tuyệt chủng trong tương lai gần.


Ảnh minh họa: EPA

Nhà hoạt động môi trường Hafiz Kelshat cho biết tỷ lệ rùa đực đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, trong khi phần lớn rùa mới nở đều là giống cái do biến đổi khí hậu.

Mùa Hè năm nay tại Yemen đã ghi nhận nhiệt độ thường xuyên ở mức 31 độ C, ngưỡng nhiệt độ trứng rùa mang phôi cái.

Vấn đề này không chỉ xảy ra ở Yemen. Từ bang Florida của Mỹ đến rạn san hô Great Barrier của Australia, số lượng rùa biển đực đang giảm dần do biến đổi khí hậu.

Năm 2018, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra rằng nhiệt độ tăng cao khiến hầu hết 200.000 con rùa xanh ở phía Bắc Rạn san hô Great Barrier đều là con cái, làm tăng thêm nguy cơ tuyệt chủng.

AN ĐÔNG (T/h)

Tags rùa biển nhiệt độ cao biến đổi khí hậu tuyệt chủng

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục