Đức hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chiến lược Hydro Xanh

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/9/2023 | 3:59:39 PM

QLMT - Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phối hợp Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) triển khai Dự án H2Growth xây dựng và phát triển nền kinh tế hydro xanh tại Việt Nam.

GIZ cho biết, ngân sách dành cho H2Growth dự kiến là 5 triệu euro. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ Bộ Công Thương xây dựng Chiến lược Hydro Xanh với 3 lĩnh vực hoạt động chính: 

- Xây dựng chiến lược, chính sách và khung pháp lý.
- Nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu.
- Thúc đẩy phát triển thị trường. 



Dự án đang trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động, dự kiến sẽ khởi động vào tháng 2/2024 và kéo dài trong 4 năm đến tháng 1/2028.

Theo thông tin được chia sẻ trên Trang thông tin điện tử chính thức của Bộ Công thương, H2Growth sẽ hỗ trợ thiết kế và thực hiện Chiến lược Hydro quốc gia, cũng như xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về hydro xanh tại Việt Nam. Cùng với đó là hoạt động đào tạo cho các cấp ra quyết định và các bên liên quan những kiến thức căn bản về cơ hội và rủi ro của nền kinh tế hydro xanh. Dự án cũng sẽ phát triển các mô-đun đào tạo nghề và đào tạo nâng cao trong lĩnh vực này.

Để hỗ trợ thị trường hydro xanh tại Việt Nam, dự án cũng phát triển các mô hình kinh tế kỹ thuật để phân tích tính khả thi của việc sản xuất, ứng dụng hydroxanh và công nghệ PtX. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông cũng sẽ được lồng ghép để nâng cao nhận thức về hydro xanh trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

TÙNG LÂM (T/h)

Tags Bộ Công Thương GIZ Hydro Xanh dự án hợp tác H2Growth

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục