Xử lý nước thải công nghiệp bằng công nghệ màng lọc nano của Mỹ

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/9/2023 | 10:24:26 AM

QLMT - Hiện nay có nhiều công nghệ xử lý nước thải công nghiệp cho hiệu quả cao. Trong đó có công nghệ sử dụng màng lọc nano của ZwitterCo.

Công nghệ mới được giới thiệu tương tự như một miếng bọt biển khi phóng to, trên bề mặt của màng có những lỗ chân lông có thể loại bỏ hơi ẩm từ không khí và hoạt động như một bơm hút chân không, kéo các phân tử nước ra khỏi dầu và chất bẩn trong nước thải. Màng nano là sáng chế của ZwitterCo tại Mỹ.


Kiểm tra thực tế công nghệ xử lý nước nano được lắp đặt thử nghiệm. Ảnh: VGP

Khi nguồn nước thải khi chạy qua hệ thống sử dụng công nghệ màng lọc nano ZwitterCo, từng loại chất thải như mỡ động vật, kim loại nặng,... sẽ được tách ra riêng biệt. Sau đói, quá trình cô đặc sẽ tạo ra chất rắn. Đặc biệt, đầu ra của công nghệ là nguồn nước tinh khiết có thể uống trực tiếp.

Màng lọc nano của ZwitterCo còn có thể chuyển hóa các vật liệu thu được của quá trình xử lý phế phẩm ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thành phân bón hoặc nguyên liệu thô cho các loại phân hóa học... để tạo ra nguồn doanh thu mới.

Một ưu điểm vượt trội khác đó là màng nano thế hệ mới này có tuổi thọ lên đến 10 năm (màng lọc nano thông thường chỉ có tuổi thọ khoảng 6 tháng đến 1 năm).

Vừa qua tại Vũng Tàu với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), công nghệ xử lý nước thải công nghiệp bằng màng lọc nano của Công ty ZwitterCo đã được chuyển giao cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản công nghệ. 

TÙNG LÂM

Tags Xử lý nước thải công nghiệp công nghệ màng lọc nano ZwitterCo

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục