Sau Mặt trăng, Ấn Độ tiếp tục chinh phục Mặt trời

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/8/2023 | 9:04:35 AM

QLMT - Sau thành công ngoài sức mong đợi của tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3, ngày 2/9, Ấn Độ sẽ phóng một đài quan sát mặt trời có tên Aditya-L1 vào không gian.

Thông tin trên được Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), cơ quan vũ trụ quốc gia của Ấn Độ công bố trên Twitter. 


ISRO ấn định ngày thực hiện chuyến đi đến Mặt trời đầu tiên Aditya-L1 vào ngày 2/9. Ảnh minh hoạ: ITN

Hiện tại Aditya-L1 đã đến địa điểm phóng trên đảo Sriharikota, trên bờ biển phía đông Ấn Độ. "Aditya" trong tiếng Phạn có nghĩa là "Mặt trời". Tàu vũ trụ dự kiến cất cánh trên một tên lửa bốn tầng và sẽ đưa đài quan sát vào một đường tròn ổn định quanh Trái đất. Đài quan sát cuối cùng sẽ hướng đến điểm Lagrange Trái đất-mặt trời 1 (L1) - nơi đặt Đài quan sát Mặt trời và Nhật quyển của NASA từ năm 1996.

Sau Aditya-L1, Ấn Độ sẽ tiếp tục phóng vệ tinh quan sát Trái đất hợp tác với NASA. Ngoài ra, Ấn Độ còn đang lên kế hoạch thực hiện sứ mệnh tiếp nối tàu quỹ đạo sao Hỏa kết thúc gần đây.

Điều đó cho thấy khát vọng và khả năng biến khát vọng thành hiện thực của Ấn Độ trong cuộc đua chinh phục vũ trụ.


Hình ảnh bề mặt Mặt Trăng được chụp bởi tàu Chandrayaan-3 ngày 27/8/2023. Ảnh: ISRO

Hiện tại, tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3 đang làm thế giới trầm trồ với những thành tích mà nó đạt được ngay sau khi hạ cánh xuống gần cực nam mặt trăng vào ngày 23/8. Chandrayaan-3 cũng là tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh xuống đó. 

Sau khi đáp xuống thành công, Chandrayaan-3 dự kiến sẽ hoạt động trong 1 ngày ở Mặt trăng, tương đương 14 ngày trên Trái đất. Nhiệm vụ của sứ mệnh là tiến hành hàng loạt thử nghiệm như phân tích quang phổ và thành phần khoáng chất ở bề mặt Mặt trăng.

Thành công của Chandrayaan-3 đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới từng đưa tàu đáp xuống hành tinh này cùng với Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô trước đây.

TÚ ANH

Tags Ấn Độ chinh phục vũ trụ Mặt trăng Mặt trời tàu vũ trụ

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục