QLMT - Các nhà nghiên cứu Nam Cực đã thông báo rằng trong số 5 địa điểm theo dõi chim cánh cụt hoàng đế ở vùng biển Bellingshausen, 4 địa điểm bị mất 100% chim non.
Thông tin được chia sẻ trong nghiên cứu của Peter Fretwell thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh cùng các công sự trên Tạp chí Communications Earth & Environment hôm 24/8.
Chim cánh cụt hoàng đế được bảo vệ theo Đạo luật về các loài nguy cấp. Ảnh: ITN
Tác giả chính của nghiên cứu khẳng định: "Đây là thảm họa lớn đầu tiên trong quá trình sinh sản của chim cánh cụt hoàng đế ở một số địa điểm do mất băng trên biển và có lẽ là dấu hiệu của những điều khủng khiếp hơn sắp xảy ra”.
Tại Nam cực, từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận được mật độ băng biển thấp kỷ lục. Đặc biệt dọc theo bờ biển phía tây của Nam Cực, đây vốn là nơi sinh sản chính của loài chim cánh cụt lớn nhất thế giới. Hiện tượng tan băng trên vùng nước biển gần đất liền đã gây tử vong cho hàng nghìn con non chưa đủ trưởng thành để tự tìm thức ăn và phát triển bộ lông không thấm nước để thích nghi với mặt nước biển lạnh giá.
Theo giải thích của Peter Fretwell: Băng khi vỡ sẽ tan ra hoặc vỡ thành những tảng băng trôi đi. Chim non mà bước xuống nước có thể sẽ chết đuối, nhưng ngay cả khi chúng tìm cách thoát ra ngoài, chúng có thể sẽ chết cóng. Nếu cố gắng ở lại trên tảng băng trôi, hầu hết chúng sẽ trôi theo dòng nước và chết đói vì chim bố mẹ sẽ không thể tìm thấy chúng.
Các nhà nghiên cứu nhận định: Hiện tượng nóng lên toàn cầu chủ yếu do đốt nhiên liệu hóa thạch là yếu tố duy nhất đe dọa khả năng sinh tồn của loài chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực.
"Điều khiến tôi đau lòng nhất là sự bất lực khi biết điều này sẽ còn tồi tệ thêm nữa trước khi nó có thể khá hơn. Đây là con đường mà chúng ta đang đi. Chỉ có cách thay đổi hành vi của chúng ta và giảm tiêu thụ lượng nhiên liệu hóa thạch, chúng ta mới có thể đảo ngược số phận của những chú chim cánh cụt hoàng đế và nhiều loài khác" - Fretwell chia sẻ.
LÂM HÀ (T/h)
Tags
băng tan
Nam cực
chim cánh cụt hoàng đế
tuyệt chủng
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.