QLMT - Biến đổi khí hậu đang đẩy hàng loạt các loài động thực vật trên Trái đất đến bên bờ vực của sự suy thoái và tuyệt chủng, trong đó có loài rêu thuộc chi Takakia - loài tồn tại từ thời của những con khủng long cho đến ngày nay.
Rêu thuộc chi Takakia sinh trưởng ở vùng cao nguyên Tibet và xuất hiện tại Alaska, British Columbia.. Ảnh: Xuedong Li
Tờ ScienceTimes chia sẻ một nghiên cứu được thực hiện bởi Ralf Reski, chuyên gia công nghệ sinh học công tác tại Đại học Freiburg cùng các cộng sự cho thấy: Trong hơn một thập kỷ qua, mật độ rêu Takakia giảm 1,6% sau mỗi năm, nhanh hơn mọi loài rêu bản địa khác.
Loài thực vật cổ xưa này tồn tại đến nay đã gần 400 triệu năm tuổi. Takakia phân nhánh thành hai loài: Takakia ceratophylla và Takakia lepidozioides. Chúng sinh trưởng ở vùng cao nguyên Tibet và xuất hiện tại Alaska, British Columbia.
Trải qua hàng triệu năm tồn tại, rêu Takakia đã tiến hoá để thích nghi với sự thay đổi của điều kiện môi trường. Vì vậy nó mang trong mình lượng gene tiến hóa nhanh nhiều bậc nhất trong những loài thực vật mà chúng ta biết. Điều đặc biệt, hàng triệu năm qua, ngoại hình rêu thuộc chi Takakia dường như không thay đổi. Tuy vậy, rêu Takakia đang bị đe doạ bởi tình trạng biển đổi khí hậu. Trong đó, loài Takakia ceratophylla nằm trong diện "sắp nguy cấp” của Sách đỏ (danh sách toàn diện về tình trạng bảo tồn và đa dạng loài).
Theo lời nhà nghiên cứu Reski, những sinh vật tiến hóa để thích nghi với những điều kiện sống hiếm thấy sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng khi môi trường chúng đã thích nghi thay đổi. So với tuổi đời tính đến trăm triệu năm của rêu Takakia, thì hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể coi là một thay đổi đột ngột. Số liệu thu được trong giai đoạn 2010-2021 cho thấy: mật độ Takakia giảm khi nhiệt độ toàn cầu tăng (trung bình) 0,5 độ C mỗi năm.
Tuy vậy, các nhà khoa học nhận định, nhiệt độ không phải yếu tố duy nhất khiến mật độ Takakia giảm. Nhóm nghiên cứu cần thêm dữ liệu để xác định chính xác lý do mật độ loài rêu cổ đại giảm dần theo từng năm, đơn cử như chất lượng không khí và độ ẩm...
LÂM HÀ
Tags
rêu
biến đổi khí hậu
thực vật
tuyệt chủng
suy thoái
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.