QLMT - Để giải quyết tình trạng ô nhiễm của dòng sông Thames, thủ đô London đang cho xây dựng một "siêu cống" dài 25 km, sẽ chạy thử vào năm 2024 và vận hành hoàn chỉnh vào năm 2025.
Bên trong đường ống cống mới sắp hoàn thành ở London. Ảnh: AFP
Siêu cống có đường kính 7,2 m chạy từ tây sang đông bám theo những khúc cua của sông. Các điểm tràn sẽ cho phép nước thải chảy vào sông Thames được chuyển hướng vào đường hầm mới.
Mặc dù dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025, nhưng chỉ riêng nó sẽ không đủ. Vương quốc Anh sẽ cần đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng thoát nước mới trên toàn thành phố để tránh thiệt hại do các đợt bão ngày càng thường xuyên, nếu muốn tránh làm tổn hại đến tình trạng ‘khỏe mạnh’ khó kiếm được từ con sông mang tính biểu tượng của thủ đô London.
Sông Thames chạy dài gần 400 km là biểu tượng của Anh. Ảnh: Secrect
Sông Thames chạy dài gần 400 km từ làng Kemble ở hạt Gloucestershire đến thành phố Southend-on-Sea ở vùng Essex, nơi dòng chảy đổ ra Biển Bắc. Tại dòng sông nơi chia đôi thủ đô phồn hoa London, Thames đã phải đựng những chịu áp lực từ số lượng cư dân khổng lồ của thành phố kể từ thời trung cổ.
Trong những thập kỷ gần đây, sự gia tăng dân số của thủ đô nước Anh đồng nghĩa với việc nước thải thô một lần nữa lại chảy ra sông.
Taylor Geall từ công ty xây dựng Tideway, đơn vị đứng sau dự án cho biết: "Bất cứ khi nào trời mưa, dù chỉ là một cơn mưa phùn nhẹ, các cống sẽ đầy và đổ thẳng ra sông. Hiện tại, trung bình mỗi năm có 40 triệu tấn nước thải tràn vào sông Thames hoàn toàn không được xử lý".
Các số liệu mới nhất do Cơ quan Môi trường do Chính phủ Anh tài trợ công bố cho thấy trung bình có 825 vụ tràn nước thải mỗi ngày vào năm ngoái vào các con sông và khu vực ven biển của nước này.
LÂM HÀ
Tags
Anh
sông Thames
nước thải
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.