QLMT - Hai cơ quan liên kết với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố hôm 14/7 rằng đường nhân tạo aspartame là một 'chất có thể gây ung thư' nhưng vẫn an toàn khi tiêu thụ ở mức đã được cho phép.
Aspartam là một loại đường hóa học nhân tạo với khả năng tạo ngọt gấp 200 lần so với các loại đường bình thường
Aspartam là một loại đường hóa học nhân tạo được cấu tạo từ 2 acid amin tự nhiên là acid aspartic và phenylalanin, rất phổ biến trong thực phẩm. Với khả năng tạo ngọt gấp 200 lần so với các loại đường bình thường và hàm lượng caloride thấp, aspartam được nhiều người sử dụng với mục đích kiểm soát lượng caloride tiêu thụ.
Aspartame được sử dụng rộng rãi từ những năm 1980 như một chất tạo ngọt cho thực phẩm cũng như trong các loại thức uống giải khát có gas dành cho người ăn kiêng, trong kẹo cao su, ngũ cốc ăn sáng và cả thuốc ho. Năm 1981, JECFA từng cho rằng aspartame an toàn nếu con người tiêu thụ một lượng hợp lý hằng ngày.
Đánh giá về aspartame được Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), WHO, Ủy ban chuyên gia hỗn hợp của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) về phụ gia thực phẩm (JECFA) phối hợp thực hiện. Hai cơ quan này đã tiến hành điều tra độc lập trước khi đồng thuận coi aspartame là chất có thể gây ung thư.
Trích dẫn "bằng chứng hạn chế" về khả năng gây ung thư ở người, IARC đã phân loại aspartame là "chất có thể gây ung thư cho người" (IARC nhóm 2B) và JECFA tái khẳng định lượng tiêu thụ "có thể chấp nhận được" là 40 mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể người dùng.
Aspartam là chất tạo ngọt thường thấy trong các đồ uống có ga gắn nhãn hàm lượng caloride thấp
WHO cũng trấn an rằng liều lượng tối đa cho phép - dưới 40 mg trên 1 kg trọng lượng cơ thể - tương đương với việc một người trưởng thành phải uống đến 9-14 lon nước ngọt ăn kiêng mỗi ngày, nếu như họ không dùng thêm bất cứ thực phẩm chứa aspartame nào khác.
BẢO NGỌC
Tags
WHO
chất tạo ngọt
nước có gas
kẹo cao su
thuốc ho
aspartame
đường nhân tạo
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.