QLMT - Sa mạc Taklimakan đang lột xác từ vùng đất chết thành nguồn cung cấp điện sạch cho Tân Cương với các dự án điện mặt trời, điện gió và sản xuất hydro quy mô lớn.
Taklamakan được biết đến như là một trong các sa mạc lớn nhất trên thế giới nằm ở Trung Á, trong khu vực thuộc Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Trung Quốc). Trong những năm gần đây, nhiều nhà máy điện mặt trời được xây dựng bên cạnh những đồn điền trồng cây như hoa hồng và nhục thung dung ở rìa sa mạc khổng lồ.
Ảnh minh hoạ. ITN
Tian Juxiong, giám đốc nhà máy điện ở huyện Lạc Phổ, địa khu Hòa Điền cho biết, phần phía nam sa mạc Taklimakan hưởng lợi từ lượng mưa thấp và ánh sáng Mặt Trời dồi dào, cung cấp 1.600 giờ phát điện mỗi năm.
Nhà máy huyện Lạc Phổ có tổng công suất lắp đặt 200 megawatt (MW), sản xuất 360 triệu kWh điện hàng năm, đáp ứng nhu cầu điện dân dụng của 25,9 triệu cư dân ở Tân Cương trong khoảng 10 ngày. Mỗi năm, nhà máy giúp tiết kiệm 110.000 tấn than đá tiêu chuẩn, giảm 330.000 tấn carbon dioxide và 1.300 tấn nitơ dioxide. Dự án cũng trang bị hệ thống lưu trữ năng lượng với công suất 80.000 kWh. Trong điều kiện trời mưa, khi nhà máy không thể sản xuất điện, hệ thống lưu trữ đóng vai trò như ngân hàng điện, cung cấp năng lượng trong khoảng hai giờ.
Theo Cao Jie, phó giám đốc công ty hóa chất và tinh chế Sinopec Tahe, ở thành phố Khố Xa nằm ở rìa tây bắc sa mạc Taklimakan, một dự án hydro xanh sắp bắt đầu vận hành với công suất sản xuất 20.000 tấn sau khi hoàn thành. Điện mặt trời sẽ thay thế nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất hydro.
Vào tháng 5/2023, tổng công suất lắp đặt năng lượng tái tạo ở phía nam Tân Cương vượt 8.400 MW, cung cấp điện sạch cho Tân Cương và góp phần vào mục tiêu không thải carbon.
BẮC LÃM
Tags
Trung Quốc
sa mạc
điện sạch
điện mặt trời
năng lượng tái tạo
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.