QLMT - Trong một nghiên cứu do Mohammad Islam - kỹ sư vật liệu tại Đại học New South Wales ở Sydney, Australia đứng đầu đã đưa ra một mô hình giải thích cách thức vi hạt nhựa từ không khí lắng đọng ở đường hô hấp trên và ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người.
Theo các nhà nghiên cứu, trung bình một người có thể hít vào 16,2 bit vi nhựa mỗi giờ. Ảnh minh hoạ: ITN
Các nhà khoa học đã tìm thấy các hạt vi nhựa nằm sâu trong đường hô hấp của con người, điều này làm dấy lên mối lo ngại về các mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe đường hô hấp. Theo các nhà nghiên cứu, trung bình một người có thể hít vào 16,2 bit vi nhựa mỗi giờ. Lượng vi nhựa mà chúng ta hít vào trong một tuần sẽ đủ để tạo ra một tấm thẻ tín dụng.
Nghiên cứu đã đưa ra một mô hình giải thích cách thức vi hạt nhựa từ không khí lắng đọng ở đường hô hấp trên và ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người. Họ đã xem xét chuyển động của các hạt vi nhựa có hình dạng khác nhau trong mô hình phổi của con người thể hiện cả tình trạng thở chậm và thở nhanh. Họ nhận thấy rằng khi các hạt này xâm nhập vào cơ thể con người, chúng bắt đầu tích tụ trong khoang mũi hoặc phần sau của cổ họng hoặc hầu họng.
Đường dẫn khí trong các bộ phận cơ thể trên có hình dạng không đối xứng, giúp ngăn không cho các vi hạt nhựa trôi xa hơn. Ông Islam cho rằng, tốc độ dòng chảy, quán tính của hạt vi nhựa và sự không đối xứng của các bộ phận trên ảnh hưởng đến sự lắng đọng tổng thể và làm tăng nồng độ lắng đọng hạt vi nhựa trong khoang mũi và vùng hầu họng.
Họ cũng phát hiện ra rằng các hạt kích thước lớn có xu hướng lắng đọng trong đường thở nhiều hơn những hạt nhỏ hơn. Ví dụ, các hạt vi nhựa lớn nhất, ở mức 5,56 µm, có nhiều khả năng lắng đọng trong đường thở hơn. Một phát hiện thú vị khác là tỷ lệ lắng đọng vi nhựa trong cơ thể con người thấp trong điều kiện thở nhanh và khi luồng không khí chậm lại trong đường thở, sự lắng đọng tăng lên.
Hiểu được dòng chảy của các hạt vi nhựa trong đường thở rất quan trọng vì nó có thể cho phép các nhà khoa học phát triển các hệ thống phân phối thuốc hiệu quả để nhắm mục tiêu vào các chất ô nhiễm này trong cơ thể con người.
Nghiên cứu cũng cho biết mật độ vi hạt nhựa trong không khí đang tăng lên đáng kể. Vi hạt nhựa trong không khí đến từ các vật dụng bằng nhựa đang phân hủy và lốp xe đang di chuyển. Cả 2 đều bao gồm các hóa chất có hại cho sức khỏe con người. Hít thở không khí ô nhiễm như vậy làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, đột quỵ, viêm phế quản và các chứng rối loạn tim và phổi khác. Cuối cùng làm giảm tuổi thọ trung bình của con người.
Tham khảo: Physics of Fluids.
LÂM HÀ
Tags
hạt vi nhựa
hô hấp
chất ô nhiễm
đường thở
dòng chảy
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.