QLMT - Các nhà khoa học tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã phát hiện hỗn hợp vi sinh vật đường ruột là sự kết hợp giữa các loại vi khuẩn và virus có lợi giúp con người sống thọ hơn.
Nghiên cứu được thực hiện bằng việc khảo sát 176 người Nhật Bản sống khoẻ mạnh trên trăm tuổi. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tất cả họ đều có sự kết hợp giữa các loại vi khuẩn và virus cụ thể trong đường tiêu hóa.
Người Nhật có một chế độ ăn uống rất cân bằng. Ảnh: ITN
Họ đã chỉ ra rằng vi khuẩn đường ruột của những người sống lâu trăm tuổi ở Nhật Bản tạo ra các phân tử hoàn toàn mới giúp chúng chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Và nếu ruột của họ được bảo vệ tốt hơn khỏi nhiễm trùng, đó có lẽ là một trong những yếu tố giúp họ sống lâu hơn những người khác.
Các loại virus trong đường ruột của 176 người trên 100 tuổi ở Nhật Bản còn chứa thêm những gien có thể tăng cường cho vi khuẩn, thúc đẩy quá trình biến đổi của các phân tử cụ thể trong ruột, có thể giúp ổn định hệ vi khuẩn đường ruột và chống viêm nhiễm. Điển hình, đó là lượng vi khuẩn khử sunfat dồi dào hơn, qua đó có thể hỗ trợ tính toàn vẹn của niêm mạc và khả năng chống lại mầm bệnh.
Tác giả nghiên cứu, ông Joachim Johansen cho biết nhóm nghiên cứu đã tìm thấy sự đa dạng tuyệt vời ở cả vi khuẩn và virus ở những người sống trên 100 tuổi.
Nhà nghiên cứu này nói thêm rằng phát hiện nói trên có thể được ứng dụng nhằm tăng tuổi thọ cho những người khác, thông qua cách thiết kế hệ vi sinh vật cụ thể để đạt được sự cân bằng tối ưu giữa virus và vi khuẩn nhằm bảo vệ chống lại bệnh tật.
Người Nhật được biết sống thọ vì thói quen ăn uống lành mạnh, thích ăn cá, đậu, giảm muối... trong khẩu phần ăn. Hiện tuổi thọ trung bình của người Nhật Bản là 84, đứng đầu thế giới ba năm liên tiếp.
LÂM HÀ
Tags
vi sinh vật đường ruột
tuổi thọ
vi khuẩn
virus
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.