Tảng băng trôi lớn nhất thế giới đã vỡ thành nhiều mảnh

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/6/2023 | 8:36:01 AM

QLMT - Cuối tháng 5 vừa qua, NASA cung cấp một ảnh vệ tinh cho thấy tảng băng trôi lớn nhất thế giới A-76A đã vỡ thành nhiều mảnh gần đảo Nam Georgia.

Ảnh vệ tinh của NASA ghi nhận 6 mảnh của A-76A đang trôi ra xa nhau gần đảo Nam Georgia, biển Scotia. Các mảnh vỡ cách nơi A-76 tách khỏi châu Nam Cực năm 2021 khoảng 2.415 km.


Các mảnh vỡ của A-76A do vệ tinh Terra của NASA chụp hôm 24/5. Ảnh: NASA

Theo các chuyên gia, khi tan hết hoàn toàn, A-76A sẽ xả một lượng lớn nước ngọt ra xung quanh, ảnh hưởng đến lưới thức ăn ở biển, và hệ sinh thái vùng biển lân cận.

A-76A lớn gấp đôi thành phố Los Angeles. Đây là mảnh lớn nhất còn lại của A-76, tảng băng có diện tích khoảng 4.320km2 với chiều dài 170km và chiều rộng 25km, vỡ ra từ Thềm băng Ronne, châu Nam Cực, tháng 5/2021. Đến tháng 10/2022, hình ảnh vệ tinh cho thấy A-76A, khi đó dài khoảng 135km và rộng 26km, đi vào vùng biển "Hành lang Drake", nơi băng trôi thường bị những dòng hải lưu mạnh cuốn khỏi châu Nam Cực.

HẢI THANH

Tags băng trôi băng tan NASA A-76A

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục