QLMT - Các nhà khoa học thuộc Đại học Stanford và Phòng thí nghiệm Máy gia tốc quốc gia (SLAC) đã phát minh ra một loại bột tái chế, chi phí thấp có khả năng tiêu diệt hàng nghìn vi khuẩn trong nước mỗi giây khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Water. Chất khử trùng mới là loại bột kim loại vô hại, hoạt động bằng cách hấp thụ cả tia cực tím và ánh sáng nhìn thấy năng lượng cao từ mặt trời. Loại bột này bao gồm các mảnh oxit nhôm, molypden sulfua, đồng và oxit sắt có kích thước nano. Đặc biệt, các vật liệu có giá thành rẻ và khá dồi dào.
Ảnh minh hoạ
Các tác giả của nghiên cứu đã sử dụng một cốc nước ở nhiệt độ phòng có dung tích 200 ml bị nhiễm khoảng 1 triệu vi khuẩn E. coli trên mỗi ml, sau đó khuấy bột vào nước ô nhiễm. Sau đó, họ tiến hành thử nghiệm khử trùng trong khuôn viên trường Đại học Stanford dưới ánh nắng mặt trời thực tế và trong vòng 60 giây không phát hiện vi khuẩn nào sống sót. Các bông nano dạng bột có thể di chuyển xung quanh nhanh chóng, tiếp xúc vật lý với rất nhiều vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Các sản phẩm phụ hóa học do ánh nắng mặt trời tạo ra cũng tiêu tan nhanh chóng.
Bột không độc hại cũng có thể tái chế. Oxit sắt cho phép loại bỏ các bông nano khỏi nước bằng nam châm thông thường. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng từ tính để thu gom 30 lần cùng một loại bột để xử lý 30 mẫu nước khác nhau bị ô nhiễm.
Các nhà khoa học có kế hoạch thử nghiệm loại bột mới trên các mầm bệnh khác trong nước, bao gồm vi rút, động vật nguyên sinh và ký sinh trùng trong tương lai.
Tham khảo: technologynetworks.com
HẢI THANH
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.