Trung Quốc thử nghiệm công nghệ in 3D để xây nhà trên Mặt trăng

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/4/2023 | 4:45:20 PM

QLMT - Trung Quốc sẽ thăm dò cách sử dụng công nghệ in 3D để xây dựng các tòa nhà trên Mặt trăng, China Daily đưa tin ngày 24/4, trong bối cảnh Bắc Kinh đang xúc tiến kế hoạch định cư lâu dài trên hành tinh này.

Vào năm 2020, sứ mệnh mặt trăng của Trung Quốc, Hằng Nga 5, một tàu thăm dò không có người lái đã mang về Trái đất những mẫu đất mặt trăng đầu tiên của nước này. Trung Quốc, lần đầu tiên hạ cánh xuống Mặt trăng vào năm 2013, có kế hoạch đưa một phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2030.



Xe tự hành Thỏ Ngọc 2 của tàu thăm dò Hằng Nga 4. Ảnh: Tân Hoa Xã

Từ giờ trở đi, Trung Quốc sẽ khởi động các sứ mệnh Hằng Nga 6, 7 và 8, với nhiệm vụ thứ hai là tìm kiếm các nguồn tài nguyên có thể tái sử dụng trên Mặt trăng để con người cư trú lâu dài.

Tàu thăm dò Hằng Nga 8 sẽ tiến hành điều tra tại chỗ về môi trường và thành phần khoáng chất, đồng thời xác định liệu các công nghệ như in 3D có thể được triển khai trên bề mặt Mặt trăng hay không - theo China Daily đưa tin sau khi trích lời nhà khoa học Wu Weiren của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc.

"Nếu chúng ta muốn ở trên Mặt trăng trong một thời gian dài, chúng ta cần thiết lập các trạm bằng cách sử dụng vật liệu của chính Mặt trăng", Wu nói.

Trước đó, Trung Quốc đã lên kế hoạch xây dựng một căn cứ bằng cách sử dụng đất từ Mặt trăng trong 5 năm, theo phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin vào đầu tháng này.

Theo một chuyên gia từ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, một robot được giao nhiệm vụ chế tạo "gạch đất mặt trăng" sẽ được phóng trong sứ mệnh Hằng Nga 8 vào khoảng năm 2028.

Cuộc chạy đua đặt chân lên Mặt trăng ngày càng gay gắt trong những năm gần đây. Trong tháng này, NASA và cơ quan vũ trụ của Canada đã lên danh sách 4 phi hành gia cho sứ mệnh mặt trăng Artemis II được lên kế hoạch vào cuối năm 2024.

Thiên Bảo (T/h)

Tags Trung Quốc Thử nghiệm Công nghệ in 3D Xây nhà trên Mặt trăng

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục