QLMT - Vi nhựa được tìm thấy trong nghiên cứu có thể mang các kim loại độc hại và các chất gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh vào cơ thể sống, từ đó hé lộ rủi ro tiềm ẩn có thể tồn tại khi chúng ta ăn các loại hải sản trong khu vực.
Hiện tại có rất ít dữ liệu về sự hiện diện và rủi ro sức khỏe của hạt vi nhựa ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Do đó, TS. Ngô Thị Thúy Hường (Đại học Phenikaa) và các cộng sự bước đầu đã tiến hành điều tra về hiện trạng vi nhựa trong nước mặt, trầm tích và đánh giá nguy cơ rủi ro của nó với sức khỏe.
Nghiên cứu là điểm khởi đầu quan trọng để kiểm tra xem vi nhựa có thể là phương tiện chứa và vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường hay không. Ảnh: Orlando
Để giải đáp câu hỏi này, các nhà khoa học đã tập trung vào lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, phần chảy qua Phủ Lý, Hà Nam. Phân tích các mẫu nước mặt và trầm tích được lấy từ sông và ao, họ phát hiện ra vi nhựa trong tất cả các mẫu và dấu vết của 9 kim loại vết, bao gồm cadimi, chì, cobalt, niken, mangan, crom, asen, đồng và kẽm trên bề mặt vi nhựa, trong đó kẽm, mangan và đồng có nồng độ cao nhất trong vi nhựa nước mặt còn cadimi, cobalt và asen là những chất nồng độ thấp nhất. Điều này cho thấy vi nhựa có thể dễ dàng hấp phụ kim loại vết và vận chuyển nó trong môi trường.
Bên cạnh đó, họ đã tìm thấy có mối liên hệ giữa vi khuẩn kháng kháng sinh và vi nhựa, tuy không nổi trội nhưng cho thấy vai trò của vi nhựa trong quá trình vận chuyển các nguy cơ rủi ro về sinh học.
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy là nơi tiếp nhận nước từ sông Hồng và nước thải từ các làng nghề truyền thống, khu công nghiệp ở thượng nguồn. Nghiên cứu là điểm khởi đầu quan trọng để kiểm tra xem vi nhựa có thể là phương tiện chứa và vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường hay không. Vi nhựa được tìm thấy trong nghiên cứu có thể mang các kim loại độc hại và các chất gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh vào cơ thể sống, từ đó hé lộ rủi ro tiềm ẩn có thể tồn tại khi chúng ta ăn các loại hải sản trong khu vực này.
Kết quả mới được công bố ở dạng tiền ấn phẩm trên trang Research Square "A preliminary assessment of microplastic occurrence and their potential risk as pollutant transport vectors: A case study in Phu Ly, Ha Nam, Vietnam).
Theo KHPT
Tags
Vi nhựa
trung gian vận chuyển
chất gây ô nhiễm
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.