Vệ tinh của NASA giúp đo lượng khí thải CO2 của hơn 100 nước

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/3/2023 | 3:38:52 PM

QLMT - Một vệ tinh quan sát Trái Đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã giúp các nhà nghiên cứu theo dõi lượng khí thải CO2 của hơn 100 nước trên thế giới. Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học tại nhiều nước vừa được công bố mới đây.

Nghiên cứu, do hơn 60 nhà khoa học tiến hành, sử dụng các kết quả đo lường của vệ tinh Orbiting Carbon Observatory-2 thuộc NASA, cũng như một mạng lưới quan sát bề mặt Trái Đất, để định lượng mức tăng và giảm nồng độ CO2 trong bầu khí quyển từ năm 2015 - 2020.



Ảnh minh họa. (Nguồn: cioafrica.co)

Nghiên cứu cho thấy một khía cạnh mới khi theo dõi cả lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch và tổng lượng carbon "dự trữ" thay đổi trong các hệ sinh thái như cây cối, bụi rậm và đất. Theo NASA, dữ liệu này đặc biệt hữu ích để theo dõi sự dao động của lượng CO2 khi lớp phủ bề mặt Trái Đất (như cây cối, nước, nhựa đường…) thay đổi.

Phát hiện trên chứng tỏ các công cụ được sử dụng trong không gian có thể giúp con người hiểu biết sâu hơn về Trái Đất trong bối cảnh các quốc gia  đang nỗ lực đạt được các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu.

Giám đốc Bộ phận Khoa học Trái Đất của NASA, bà Karen St. Germain nhấn mạnh NASA đang chú trọng cung cấp dữ liệu khoa học về Trái Đất để giải quyết các thách thức khí hậu toàn cầu, chẳng hạn như việc giúp các chính phủ trên thế giới đánh giá hiệu quả của nỗ lực giảm khí thải carbon.

Vĩnh Hải (T/h)

Tags Vệ tinh NASA Đo lượng khí thải CO2 Hơn 100 nước

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục