QLMT - Ngày 7/3, tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tổ chức bàn giao gần 30.000m2 mặt bằng khu vực đã xử lý dioxin ở phía tây nam sân bay Biên Hòa cho Quân chủng Phòng không-Không quân (Bộ Quốc phòng Việt Nam).
Tham dự sự kiện này, về phía Bộ Quốc phòng Việt Nam có Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam; Thượng tướng Phùng Sỹ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Về phía Hoa Kỳ có Ngài Marc Knapper, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam; bà Samantha Power, Tổng Giám đốc USAID toàn cầu; bà Aler Grubbs, Giám đốc USAID tại Việt Nam.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khánh thành công viên thuộc sân bay Biên Hòa được xử lý sạch dioxin. Ảnh: Tư liệu
Dự án Xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hoà được khởi công từ tháng 4-2019, quy mô gấp 4 lần so với dự án tại Sân bay Đà Nẵng và dự kiến mất 10 năm để hoàn thành. Giai đoạn 1, USAID xử lý trên diện tích gần 3ha đất hoàn thổ có hàm lượng dioxin nhỏ hơn 21.5 ppt (đất sạch) theo đúng thiết kế được phê duyệt và được giao cho Quân chủng PKKQ để trồng và hình thành công viên cây xanh.
Bà Samantha Power cho rằng, kết quả xử lý ô nhiễm dioxin tại Sân bay Đà Nẵng và giai đoạn 1 Sân bay Biên Hòa là điều kiện để tiếp tục khắc phục hậu quả dioxin tại đây thời gian tới.
Bà Samantha Power cũng công bố bản hợp đồng mới nâng tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2 khoảng 300 triệu USD để xử lý và làm sạch đất Sân bay Biên Hòa… thể hiện rõ cam kết của Hoa Kỳ với Việt Nam hướng tới kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2023.
Phát biểu tại buổi lễ, thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai bên trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh. Gần 3ha đất được làm sạch, trồng cây xanh là minh chứng cho quan hệ tốt đẹp giữa hai bên để hướng tới tương lai tươi sáng.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến mong muốn USAID toàn cầu và USAID tại Việt Nam tiếp tục đề xuất để tăng nguồn vốn ODA không hoàn lại, khắc phục triệt để dioxin tại Sân bay Biên Hòa. Bởi gần 3ha đất làm sạch mới chỉ là một trong 8 khu vực trọng điểm ô nhiễm tại Sân bay Biên Hòa. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện còn hơn 6 triệu ha đất ô nhiễm bom mìn, ô nhiễm dioxin tại các khu vực sân bay Aso (Thừa Thiên - Huế); sân bay Phù Cát (Bình Định) và một số tỉnh như: Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế; hơn 4,8 triệu người đang bị nhiễm chất độc da cam/dioxin…
Dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam và phía Hoa Kỳ, bà Samantha Power và thiếu tướng Bùi Anh Chung đã ký biên bản bàn giao gần 3ha đất sạch; trồng cây lưu niệm tại khu vực vừa được bàn giao.
Ngọc Anh
Tags
Gần 30.000m2
Đất sân bay Biên Hoà
Xử lý dioxin
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.