Xây dựng định mức cho công tác xử lý, tái chế chất thải rắn xây dựng

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/2/2023 | 4:27:47 PM

QLMT - Ngày 21/2, Bộ Xây dựng tổ chức nghiệm thu Nhiệm vụ khoa học công nghệ “Nghiên cứu xây dựng định mức cho công tác xử lý, tái chế chất thải rắn xây dựng phù hợp với loại hình công nghệ”, do Viện Kinh tế Xây dựng thực hiện.

Tại buổi nghiệm thu, đại diện nhóm nghiên cứu nêu lý do, sự cần thiết thực hiện Nhiệm vụ; đồng thời cho biết mục tiêu của Nhiệm vụ nhằm đề xuất các công cụ (định mức dự toán các hao phí xử lý chất thải rắn xây dựng) phù hợp với các công nghệ xử lý chất thải rắn xây dựng đang được sử dụng hiện nay để phục vụ công tác quản lý dịch vụ xử lý chất thải rắn xây dựng.

Theo đó, kết quả nghiên cứu của Nhiệm vụ sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc xác định một số công cụ, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật trong công tác xử lý chất thải rắn xây dựng. Bên cạnh đó, đây cũng sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước tham khảo, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý của đối với lĩnh vực quản lý chất thải rắn xây dựng.



Toàn cảnh buổi họp nghiệm thu đề tài. Ảnh: Đình Hà

Để thực hiện Nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu đã tích cực sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên quan, đồng thời áp dụng các phương pháp khoa học bao gồm: Phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát thực tế; phương pháp phân tích, tổng hợp và kinh nghiệm chuyên gia. Từ đó, nhóm xây dựng, hoàn thành Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu; Định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn xây dựng; Dự thảo văn bản của Bộ Xây dựng hướng dẫn áp dụng định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn xây dựng.

Đối với Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, sản phẩm gồm các phần: Mở đầu; Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến việc xác định định mức xử lý, tái chế chất thải rắn xây dựng; Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động xử lý, tái chế chất thải rắn xây dựng ở nước ta giai đoạn vừa qua; Chương 3: Đề xuất định mức xử lý, tái chế chất thải rắn xây dựng và bổ sung một số cơ chế, chính sách quản lý xử lý chất thải rắn xây dựng; Kết luận và kiến nghị.

Nhóm nghiên cứu cũng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung quy định quản lý giá, chi phí xử lý chất thải rắn xây dựng trong văn bản quy phạm pháp luật; bổ sung cơ chế quản lý chi phí khi sử dụng vốn ngân sách từ kinh phí chi thường xuyên và quy định của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP; quy định cơ chế quản lý giá dịch vụ xử lý chất thải rắn xây dựng; hướng dẫn phương pháp xác định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn xây dựng; ban hành hoặc công bố một số công cụ phục vụ xác định giá, chi phí xử lý chất thải rắn xây dựng; suất vốn đầu tư, mức chi phí xử lý chất thải rắn xây dựng; hướng dẫn mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn xây dựng...

Tại buổi nghiệm thu, các thành viên Hội đồng đánh giá cao nỗ lực của nhóm nghiên cứu và đã hoàn thành các sản phẩm của Nhiệm vụ theo đúng thời hạn được giao, đảm bảo chất lượng. Trong đó, Báo cáo tổng kết được thực hiện công phu, đưa ra các đề xuất mang tính khả thi cao, tạo cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp vận dụng trong quá trình tính toán, xác định định mức cho công tác xử lý, tái chế chất thải rắn xây dựng phù hợp với loại hình công nghệ được lựa chọn.

Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng Báo cáo tổng kết và các sản phẩm của Nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu cần rà soát, bổ sung một số cơ chế, chính sách quản lý chất thải rắn xây dựng; xem xét phân loại chất thải rắn xây dựng; rà soát, sử dụng thống nhất thuật ngữ chuyên ngành.

Kết luận cuộc họp, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường Nguyễn Quang Minh, Chủ tịch Hội đồng bổ sung một số ý kiến và đề nghị nhóm nghiên cứu xem xét, tiếp thu đầy đủ, sớm hoàn thiện Báo cáo tổng kết và các sản phẩm Nhiệm vụ, trình lãnh đạo Bộ Xây dựng xem xét theo quy định.

Hội đồng nhất trí bỏ phiếu nghiệm thu đề tài, với kết quả đạt loại khá.

Theo Tạp chí Xây dựng

Tags Xây dựng định mức Công tác xử lý Tái chế Chất thải rắn xây dựng

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục