Kinh nghiệm quản lý cấp, thoát nước trên thế giới

  • Cập nhật: Thứ bảy, 21/1/2023 | 1:19:41 PM

QLMT - Hầu hết các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới đều có Luật Cấp nước, Luật Thoát nước hoặc Luật Cấp thoát nước hoặc kết hợp với một số lĩnh vực khác…

Ban hành luật phù hợp kinh tế - chính trị - xã hội

Theo một báo cáo của Bộ Xây dựng, tùy điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi nước, Luật quy định các nội dung về: phát triển cấp thoát nước, quản lý đầu tư công trình cấp thoát nước, sử dụng dịch vụ thoát nước…

Việc vận hành và bảo dưỡng do Chính phủ trực tiếp tổ chức quản lý hoặc chiếm cổ phần chi phối như Nhật, Hàn Quốc, Australia, Malaysia; Một số nước giao khối tư nhận thực hiện và quy định các chính sách để quản lý hoạt động cấp thoát nước của DN tư nhân đáp ứng yêu cầu sử dụng nước và thu gom, xử lý nước thải của người dân, như ở: Anh, Estonia…

Nhìn chung, Chính phủ các nước quan tâm đến việc cung cấp nước sinh hoạt, thu gom xử lý nước thải và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền được sử dụng nước sạch hay quyền được tiếp cận nước sạch, đồng thời bảo đảm môi trường sống của người dân.

Trên cơ sở nghiên cứu 10 luật về ngành nước của các quốc gia trên thế giới: Estonia, Phần Lan Ailen, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Romenia, Australia, Thụy Điển, có 07 luật viết riêng cho ngành cấp nước và có 3 luật lồng ghép với vấn đề cấp nước.



Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, cũng có 5 luật hướng đến quy định về dịch vụ cấp nước (Estonia, Phần Lan, Ailen, Romania, Thụy Điển).

Một số quốc gia tập trung vào đối tượng nước phục vụ công cộng (Estonia) hoặc quản lý tài nguyên nước (Hoa Kỳ).

Phần nội dung thường bao gồm các quy định nguyên tắc chung, quy định về quản lý vận hành cấp nước, thẩm quyền của quản lý nhà nước, giá dịch vụ cấp nước, tiêu chuẩn chất lượng nước, kinh doanh và giấy phép và vấn đề về xử phạt, thi hành, chuyển tiếp…

Trên cơ sở nghiên cứu Luật Thoát nước của 10 quốc gia và các khu vực được lựa chọn phù hợp với tính sẵn có của luật/đạo luật bằng tiếng Anh và phân bổ lãnh thổ mà trong đó quy định dịch vụ thoát nước cũng như quản lý lưu vực sông (khu vực châu Á: Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Đài Loan và Ấn Độ; châu Âu và Mỹ: Mỹ, châu Âu, Canada, Australia) cho thấy, đặc điểm cơ bản của luật như phạm vi pháp lý của luật này từ cấp nhà nước và đô thị (tại Ấn Độ, Australia và Canada) cho đến cấp khu vực phù hợp với sự khác nhau về quản lý của nhà nước và hoặc đô thị.

Luật ở Nhật Bản và Đài Loan định nghĩa mục đích cũng như quy định nguyên tắc quản lý lưu vực sông là quy hoạch tổng thể của các hệ thống thoát nước.

Tuy nhiên, Singapore, Malaysia, Australia (Bang Queen Land) và Canada (TP Toronto) quy định nền tảng pháp lý (bổn phận và nghĩa vụ) của dịch vụ thoát nước như đơn vị quản lý các công trình thoát nước, phát triển thoát nước, nghĩa vụ đấu nối hệ thống thoát nước và hạn chế dịch vụ, phí thoát nước và các mục khác.

Châu Âu có khung hướng dẫn các chỉ số giới hạn trong nước và Mỹ có đạo luật về nước sạch, đều quy định chính sách phát triển thoát nước phù hợp với chính sách quản lý môi trường nước.

Châu Âu, Mỹ và Hàn Quốc cũng như Nhật Bản đều ban hành chính sách phát triển thoát nước phù hợp với việc sử dụng nước ở lưu vực sông.

Đề xuất ban hành luật tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ về kết quả nghiên cứu, rà soát, đề xuất xây dựng Dự án Luật điều chỉnh cấp thoát nước ngày 30/9/2022. Ngày 12/10/2022, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát, thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật Cấp thoát nước trước ngày 01/11/2023.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang tập trung triển khai các hoạt động rà soát pháp luật; tổng kết, đánh giá việc thi hành pháp luật về cấp, thoát nước; nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế… để lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Cấp thoát nước theo quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Dự kiến trình Chính phủ thông qua Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật vào tháng 10/2023; Trình Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Cấp thoát nước lần 1 vào tháng 10/2024; và trình Quốc hội thông qua Luật Cấp, thoát nước vào tháng 5/2025.

Việc xây dựng Luật Cấp thoát nước là hết sức cần thiết, làm công cụ quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ, thống nhất, điều chỉnh toàn diện các hoạt động cấp nước, thoát nước. Đồng thời, cũng là động lực quan trọng để chính quyền trung ương và địa phương xây dựng phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước nhằm mở rộng ngân sách và nguồn nhân lực cho việc thúc đẩy phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, bảo vệ sức khỏe cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Theo Thanh Nga/tapchixaydung.vn


Tags Kinh nghiệm quản lý Cấp thoát nước Trên thế giới

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục