QLMT - Các nhà khoa học vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, những cây già và lớn sẽ hấp thu nhiều khí carbon điôxít (CO2) hơn so với các cây non, ít tuổi
Một nghiên cứu mới cho biết các khu rừng ở Vương quốc Anh, đặc biệt là rừng cây lâu năm, hấp thu lượng CO2 gấp đôi so với suy nghĩ trước đây. Nghiên cứu sử dụng tia laser và quét 3D cho thấy những cây cổ thụ nói riêng rất quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu đã lập bản đồ gần 1.000 cây ở khu Wytham Wood, Oxfordshire, Anh. Tiến sĩ Kim Calders, Đại học Ghent cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã tìm thấy lượng CO2 được lưu trữ ở đây nhiều hơn đáng kể. Theo ông, phát hiện này giúp tính toán chính xác về lượng CO2 được hấp thu trong rừng ở Vương quốc Anh để đưa ra các quyết định về quản lý.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Nghiên cứu mới nhất, được công bố trên Tạp chí Ecological Solutions and Evidence, đã tạo ra các bản đồ được quét bằng laser của từng cây và chuyển đổi chúng thành một mô hình. Bên cạnh đó, dùng kỹ thuật quét 3D để cân trọng lượng một cái cây (nếu không có kỹ thuật này phải chặt hạ cây). Kết hợp lại, các nhà nghiên cứu đưa ra thước đo thể tích của mỗi cây để tính toán lượng CO2 thu được trong thân và cành của mỗi cây. Điều này cho thấy rằng một mảng rừng ở Vương quốc Anh nặng gấp đôi so với các ước tính trước đây.
Ngoài vai trò là hệ sinh thái quan trọng, những khu rừng khỏe mạnh còn hấp thụ CO2, loại khí đang làm nóng hành tinh gây biến đổi khí hậu. Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện mới cho thấy, cứ mỗi km2 rừng bị mất, chúng ta có khả năng mất gần gấp đôi khả năng hấp thụ CO2. Giáo sư Robert MacKenzie từ Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Birmingham, Anh, đã chỉ ra rằng các khu rừng trên mặt đất là một kho chứa CO2 quan trọng, tạm thời có thể giúp chúng ta vượt qua tình trạng khẩn cấp về khí hậu hiện nay.
Vĩnh Hải (T/h)
Tags
Cây cổ thụ
Hấp thu khí CO2
Gấp đôi
Cây non
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.