QLMT - Công ty Impossible Metals, trụ sở tại Mỹ và Canada, phát triển cỗ máy thu thập kim loại dưới đáy đại dương mà không phá hoại hệ sinh thái
Impossible Metals, công ty có trụ sở tại Mỹ và Canada, phát triển cỗ máy thu thập kim loại dưới đáy đại dương mà không phá hoại hệ sinh thái, Design Boom hôm 12/12 đưa tin.
Khi thế giới hướng đến các giải pháp năng lượng thân thiện với môi trường, nhu cầu về pin tái sử dụng ngày càng tăng. Loại pin này thường đòi hỏi niken và coban. Do các kim loại này trên đất liền ngày càng khan hiếm, con người bắt đầu tìm kiếm chúng dưới đáy đại dương. Tại đây, chúng có thể xuất hiện dưới dạng nốt đa kim, tập trung thành các cụm lớn. Nốt đa kim hay nốt mangan là các khối rắn dưới đáy biển, chứa các oxyhydroxide sắt và oxide mangan, một số kim loại như niken, coban, đồng, titan và các nguyên tố đất hiếm.
Mô phỏng hoạt động của máy thu thập kim loại dưới đáy biển (Nguồn: VnExpress)
Những nguyên mẫu máy móc dùng để khai thác nốt đa kim hiện nay thường dựa trên công nghệ nạo vét truyền thống. Tuy nhiên, giải pháp của Impossible Metals giúp hạn chế việc suy giảm đa dạng sinh học, đồng thời có tính kinh tế cao hơn.
Nguyên mẫu máy của Impossible Metals mang tên Eureka 1, được thả từ tàu mẹ xuống độ sâu 25 m. Nó sẽ lập tức kích hoạt các camera và cánh tay ở mặt dưới. Cỗ máy sử dụng hệ thống cảm biến để điều hướng và xác định nốt đa kim. Trong khi bơi lơ lửng phía trên đáy biển, các cánh tay máy sẽ thu thập những kim loại quan trọng bên dưới, tránh những tảng đá mà động vật có thể sinh sống và bảo toàn môi trường sống dưới biển.
Eureka 1 cũng trang bị một hệ thống đẩy nổi độc đáo giúp nó phóng lên trên và trở lại tàu mẹ, mang theo vật liệu thu thập được. Trong thử nghiệm sơ bộ hồi tháng 11, Eureka 1 vẫn kết nối với cáp liên lạc để chuyển đổi giữa chế độ điều khiển bằng tay và tự động. Tuy nhiên, cỗ máy dự kiến trở nên hoàn toàn tự động trong tương lai.
Tuấn Khang (T/h)
Tags
Cỗ máy
Thu thập kim loại
Dưới đáy biển
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.