Trung Quốc phá kỷ lục tuabin điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/12/2022 | 5:42:27 PM

QLMT - Với những kỷ lục mới của mình trong phát triển tuabin điện gió ngoài khơi, Trung Quốc từ chỗ đi sau các nước khác đã chuyển sang cạnh tranh trực diện và lên vị trí hàng đầu thế giới

Vừa qua, Tập đoàn Tam Điệp của Trung Quốc hợp tác cùng công ty Goldwind Technology cho biết sẽ nâng cấp nền tảng tuabin 16MW với cánh quạt dài 260m để thành tuabin 18MW - lớn nhất ​​​​trước đến nay trên thế giới. Buổi ra mắt chính thức được ấn định vào giữa tháng 12.

Theo China Three Gorges, tổ máy này có công suất đơn lớn nhất, đường kính cánh quạt lớn nhất và trọng lượng trên mỗi megawatt nhẹ nhất thế giới.

Thông tin trên được công bố sau chưa đầy 1 tuần kể từ khi tuabin gió ngoài khơi công suất 16MW, lớn nhất thế giới do Trung Quốc tự phát triển rời khỏi dây chuyền sản xuất ở tỉnh Phúc Kiến, phía đông Trung Quốc.

Tuabin gió ngoài khơi 16MW của Trung Quốc có thể được sử dụng rộng rãi ở các vùng biển có tốc độ gió trung bình hoặc cao. Với trục bánh xe ở độ cao 146m và đường kính cánh quạt đạt 252m, cánh quạt của tuabin gió ngoài khơi có thể quét một khu vực rộng khoảng 50.000 m2, tương đương với 7 sân bóng đá tiêu chuẩn cộng lại.



Xuất xưởng động cơ tuabin điện gió lớn nhất thế giới 16MW (Nguồn: ChinaDaily)

Trong điều kiện làm việc định mức, 1 tổ máy có thể tạo ra 34,2 kWh mỗi vòng quay và sản lượng điện sạch trung bình hàng năm hơn 66 triệu kWh, đủ cho 36.000 hộ gia đình 3 thành viên tiêu thụ trong 1 năm.

Trong khi đó, nó sẽ tiết kiệm rất nhiều năng lượng và giảm lượng khí thải carbon. Người ta ước tính rằng tuabin sẽ giúp giảm tiêu thụ than 22.000 tấn và giảm lượng khí thải CO2 là 54.000 tấn mỗi năm.

Sự thành công của tuabin gió 16MW đánh dấu một bước nhảy vọt lịch sử trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện gió của Trung Quốc từ chỗ đi sau các nước khác đã chuyển sang cạnh tranh trực diện và lên vị trí hàng đầu thế giới.

Điều đáng chú ý là chỉ mất hơn 1 tháng để Trung Quốc phá vỡ kỷ lục của chính mình, khi công ty này vừa khởi động một tuabin gió ngoài khơi 13,6MW do họ tự phát triển vào giữa tháng 10.

Qin Haiyan, một chuyên gia về gió của Hiệp hội năng lượng tái tạo Trung Quốc cho biết: "Sự thành công của turbine gió 16MW không chỉ nằm ở việc cải thiện công suất của một tổ máy mà còn thúc đẩy hiệu quả hiệu quả xây dựng tuabin gió ngoài khơi trong khi giảm chi phí”.

Vị chuyên gia cũng cho biết tuabin gió sẽ thúc đẩy tiến bộ của các công nghệ liên quan và tăng toàn diện hiệu quả chi phí của năng lượng gió ngoài khơi.

Theo các chuyên gia, sự phát triển của ngành điện gió ngoài khơi của một quốc gia phản ánh năng lực sản xuất thiết bị ngoài khơi, tiến bộ công nghệ và kinh tế biển của quốc gia đó.

Ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng. Toàn bộ chuỗi ngành bao gồm tuabin, thiết bị phụ kiện, xây dựng và vận hành ngoài khơi đã được hình thành, và turbine gió sản xuất trong nước của đất nước đã được xuất khẩu sang các nước bao gồm Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Kazakhstan.

Công suất lắp đặt điện gió của quốc gia này đã vượt 300 triệu KW vào năm 2021, đứng đầu thế giới trong 12 năm liên tiếp. Con số này gấp 1,4 lần so với EU vào cuối năm 2020 và 2,6 lần so với Mỹ, theo dữ liệu do Cơ quan năng lượng quốc gia công bố.

Nước này cũng đã đưa ra kế hoạch phát triển hệ thống năng lượng hiện đại trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025), phấn đấu phát huy điện gió ở những nơi có nguồn tài nguyên gió phong phú.

Trước đó vào tháng 8/2021, Công ty MingYang Smart Energy của Trung Quốc, đã thông báo đang phát triển tuabin gió ngoài khơi khổng lồ mang tên MySE 16.0-242 với 16MW. Mô hình này cao 264m, có 1 rotor đường kính 242m. Mỗi cánh dài 118m quét một khu vực 46.000 m2, tương đương với diện tích của 6 sân bóng đá. Nguyên mẫu đầu tiên của MySE 16.0-242 được giới thiệu trong năm 2022 và dự kiến bắt đầu sản xuất thương mại trong nửa đầu năm 2024.

Hiện nay, xếp sau tuabin gió 16MW của Trung Quốc là turbine gió V236-15.0 (15 MW ra mắt vào tháng 2/2021) của Vestas; tuabin điện gió Haliade-X (14 MW lắp đặt ở cảng Rotterdam) của General Electric, tuabin gió SG 14-236 ĐĐ (14 MW) của Siemens-Gamesa.

Liên tiếp phá kỷ lục của mình trong một thời gian ngắn, dường như Trung Quốc đang tăng tốc và bắt đầu bỏ xa các đối thủ.

Đại Phong (T/h)

Tags Trung Quốc Phá kỷ lục tuabin điện gió ngoài khơi Lớn nhất thế giới

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục