Công bố khoa học của Việt Nam tăng nhanh trong 5 năm gần đây. Trong giai đoạn 2018-2022, số lượng bài báo khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc tế của Việt Nam tăng nhanh. Tổng số bài báo trong 5 năm gần đây đạt gần 75.000 bài, trong đó năm 2021 đã tăng gấp đôi so với đầu giai đoạn, từ 8.950 bài lên 18.304 bài.
(*) Số liệu năm 2022 vẫn đang tiếp tục câp nhật.
Khoa học môi trường đứng thứ 6 trong số các lĩnh vực có nhiều công bố nhất của Việt Nam trên cơ sở dữ liệu Scopus, xếp sau 5 lĩnh vực nghiên cứu chiếm ưu thế là kỹ thuật, khoa học máy tính, vật lý - thiên văn, toán học và khoa học vật liệu.
Hình 1. Mười lĩnh vực nghiên cứu có nhiều công bố giai đoạn 2018-2022
Số lượng công bố KH&CN quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 cho thấy 5 lĩnh vực nghiên cứu chiếm ưu thế là kỹ thuật, khoa học máy tính, vật lý - thiên văn, toán học và khoa học vật liệu. Đặc biệt, hơn 1/4 tổng số bài báo liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật. Những công bố trong lĩnh vực kỹ thuật và khoa học máy tính trong những năm qua luôn chiếm 2 vị trí hàng đầu bảng xếp hạng của Việt Nam. Hai lĩnh vực này có mặt trong gần một nửa tổng số công bố quốc tế của Việt Nam.
Số lượng Công bố về khoa học môi trường nhìn từ dữ liệu Scopus
Số lượng công bố về khoa học môi trường cũng đạt tỉ lệ tăng trưởng đáng khích lệ trong 5 năm trở lại đây, chiếm từ 10% tới 12% tổng số công bố hàng năm của Việt Nam trên Scopus.
|
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 (*) |
Số bài báo khoa học của Việt Nam
|
8.950
|
12.670
|
18.152
|
18.304
|
16.246
|
Số bài báo khoa học của Việt Nam về môi trường
|
914
|
1.294
|
2.056
|
2.210
|
2.089
|
Tỉ lệ (%)
|
10,2
|
10,2
|
11,3 |
12,1 |
12,9 |
Trong bối cảnh số lượng công bố của Việt Nam tăng nhanh, nhưng tỉ lệ tăng trưởng đã giảm dần (từ 43% năm 2020 xuống khoảng 1% năm 2021), các công bố về khoa học môi trường vẫn đạt mức tăng trưởng đều trong cả giai đoạn. Tới năm 2021, số lượng công bố trong lĩnh vực này đã gấp 2,3 lần năm 2018.
Top 10 đơn vị có công bố quốc tế nhiều nhất trong lĩnh vực môi trường được dẫn đầu bởi những cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập:
Các tổ chức có nhiều bài nghiên cứu về môi trường nhất bao gồm:
- 03 Đại học tư thục: (1) Đại học Duy Tân (1.071), (2) Đại học Tôn Đức Thắng (1.008), (6) Đại học Nguyễn Tất Thành (582).
- 02 Đại học Quốc gia: (3) Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh (859), (5) Đại học Quốc gia Hà Nội (684).
- 01 Viện nghiên cứu: Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam (786)
- 03 Đại học công lập lớn: (7) Đại học Cần Thơ (388), (8) và Đại học Bách khoa Hà Nội (323), (9) Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh (317), (10) Đại học Thủy lợi (313).
Quốc gia dẫn đầu trong hợp tác quốc tế nghiên cứu về lĩnh vực môi trường với Việt Nam trong 5 năm gần đây là Trung Quốc (918 bài), Úc (898 bài), Ấn Độ (879 bài), Nhật Bản(838 bài) và Hoa Kỳ (820 bài).
Hoạt động đảm bảo nguồn lực thông tin cho nghiên cứu và công bố khoa học
Trong những năm gần đây, Cục Thông tin KH&CN quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thông tin cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy số lượng và chất lượng các công bố khoa học nói chung, và công bố trong lĩnh vực môi trường nói riêng. Cục Thông tin đã mua quyền truy cập vào các cơ sở dữ liệu KH&CN của các nhà xuất bản uy tín trên thế giới, đồng thời xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN phục vụ cộng đồng nghiên cứu trong cả nước thông qua Thư viện Khoa học và Công nghệ quốc gia.
Lãnh đạo Cục Thông tin KH&CN quốc gia cho biết, hiện nay các nhà khoa học, các viện trường, doanh nghiệp có thể truy cập tham khảo, đọc và tài toàn văn không giới hạn các nguồn thông tin chính thống từ các CSDL KH&CN trong nước và quốc tế, bao gồm: cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ Việt Nam với toàn văn 332.000 bài nghiên cứu của các tác giả trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội nghị hội thảo trong nước; tham khảo 48.000 kết quả nghiên cứu cấp quốc gia, cấp bộ, cấp cơ sở của Việt Nam; Đọc và tải 40 triệu tài liệu từ các CSDL KH&CN quốc tế ScienceDirect, Springer Nature, IEEE, ASC, ProQuest Central... Sử dụng các CSDL phân tích trích dẫn Scopus, ISI-Web of Knowledge.
Để công khai, minh bạch thông tin về kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế, hỗ trợ kết nối nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhà sản xuất, mới đây, Cục Thông tin KH&CN quốc gia đã tạo lập Điểm truy cập thông tin khoa học tại Sàn giao dịch Thông tin, công nghệ và thiết bị (24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tại đây, công chúng có thể vào cửa tự do, truy cập miễn phí CSDL quốc gia về KH&CN, các CSDL KH&CN quốc tế từ các nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới, CSDL công nghệ và thiết bị…
Hải Yến