Việt Nam và Pháp hợp tác nghiên cứu giảm phát thải các-bon

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/11/2022 | 8:52:09 AM

QLMT - Theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), hai bên sẽ hợp tác song phương về triển khai giảm phát thải các bon và chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam.

Thông qua thỏa thuận hợp tác này, phía Pháp sẽ chia sẻ với Việt Nam những kiến thức kinh nghiệm và các mô hình của Pháp để giúp Việt Nam định hướng quá trình chuyển dịch. Quan hệ đối tác với những mục tiêu lớn thể hiện sự cam kết chung của hai bên để chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam, cũng như ở khu vực Đông Nam Á và trên toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ TN và MT Trần Hồng Hà và Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp Rémy Rioux ký kết Bản ghi nhớ, với sự chứng kiến của bà Chrysoula Zacharopoulou - Quốc vụ khanh Pháp về phát triển
Bộ trưởng Bộ TN và MT Trần Hồng Hà và Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp Rémy Rioux ký kết Bản ghi nhớ, với sự chứng kiến của bà Chrysoula Zacharopoulou - Quốc vụ khanh Pháp về phát triển  

Theo đó, trong vòng 5 năm tới, Bộ TN và MT và AFD sẽ cùng phát triển một chương trình nghiên cứu, nhằm đóng góp cho các chính sách công trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. 

Chương trình bao gồm 3 định hướng, đó là:

- Triển khai áp dụng mô hình kinh tế vĩ mô được xây dựng bởi dự án GEMMES Vietnam và kết hợp mô hình này với một mô hình năng lượng nhằm phân tích những hệ quả kinh tế - xã hội của quá trình chuyển dịch năng lượng hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng "0” ở Việt Nam. 

- Nâng cao kiến thức và dự báo về tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, nhất là về những hiện tượng khí hậu cực đoan kết hợp với những sức ép từ các hoạt động của con người (ở cấp địa phương cũng như khu vực) lên môi trường. 

- Nâng cao kiến thức về các khía cạnh xã hội của chuyển đổi năng lượng công bằng.

Với các định hướng trên AFD cũng sẽ hỗ trợ Bộ TN và MT ở các khía cạnh:

- Điều phối thực hiện các chương trình giảm phát thải, hướng đến mục tiêu chuyển đổi năng lượng công bằng, góp phần vào mục tiêu phát thải ròng bằng "0” đến năm 2050. 

- Hỗ trợ quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phát triển một mô hình quản lý tổng hợp lưu vực phù hợp, trong bối cảnh tăng cường khả năng thích ứng, chống chịu và phục hồi với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. 

- Hỗ trợ những hoạt động ưu tiên trong các lĩnh vực: Quản lý tài nguyên đất, quản lý và phát triển bên vững không gian biển và hải đảo, quản lý rác thải nhựa (bao gồm việc xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách). 

Bên cạnh những lĩnh vực ưu tiên trên, hai Bên có thể xem xét mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác được hai Bên thống nhất và phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Biên bản ghi nhớ được ký kết ngày 8/11/2022, bên lề Hội nghị COP 27 tại Sharm el-Sheikh (Ai Cập).

Lâm Hà

Tags Việt Nam và Pháp hợp tác nghiên cứu giảm phát thải giảm phát thải các-bon

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục