Xử lý ô nhiễm nguồn nước bằng vật liệu từ lá dứa

  • Cập nhật: Thứ bảy, 12/11/2022 | 11:46:45 AM

QLMT - PGS. TS Lê Thị Kim Phụng - Khoa Kỹ thuật hóa học, ĐH Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và cộng sự đã tìm ra cách xử lý ô nhiễm nguồn nước bằng vật liệu được tổng hợp từ lá dứa.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu phương pháp tổng hợp thành công một dạng aerogel sinh học, là một loại vật liệu siêu nhẹ và xốp từ lá dứa và chitosan - một phụ phẩm từ vỏ tôm cua. Vật liệu mới có nhiều đặc tính nổi bật, đó là khối lượng siêu nhẹ (20 đến 30 mg/cm3), độ xốp cao (trên 97,5%), độ bền và khả năng chống chịu a xít cực mạnh (trong môi trường có độ pH là 3 thì vật liệu này chỉ mất đi dưới 12% khối lượng).

Cây dứa được trồng ở nhiều vùng tại Việt Nam
Cây dứa được trồng ở nhiều vùng tại Việt Nam

Kiểm tra vật liệu bằng kính hiển vi điện tử quét cho thấy, hàm lượng chitosan và độ pH của môi trường ảnh hưởng lên lên sự hấp phụ ô xít crôm một hợp chất vô cơ phổ biến, gây ô nhiễm môi trường bậc nhất trong môi trường nước và là nguyên nhân dẫn đến ung thư cũng như các đột biến di truyền ở người.

Mức độ hấp phụ ô xít crôm của vật liệu mới được đánh giá tương đương với vật liệu khung hữu cơ - kim loại chứa các-bon có giá thành cao hơn. Mặt khác, năng lực hấp thụ của aerogel sinh học này vẫn được lưu giữ tới trên 75% sau 6 chu kỳ hấp thụ dung dịch kiềm natri hydroxide (NaOH).

Nghiên cứu trên của các nhà khoa học mở ra hy vọng mới về giải pháp chống ô nhiễm môi trường nước hiệu quả và thân thiện với môi trường trong tương lai. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Separation and Purification Technology.

Lâm Hà

Tags Xử lý ô nhiễm nguồn nước lá dứa vật liệu

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục