QLMT - Vì cỏ biển được ví như những bể thu giữ các-bon khổng lồ dưới biển nên các nhà khoa học Đức đang tìm cách khôi phục chúng.
Cũng như nhiều nơi trên Trái đất, các cánh đồng cỏ biển tại Đức đang bị thu hẹp lại. Thực tế cho thấy, những đồng cỏ biển đang bị đe dọa trên toàn cầu. Riêng châu Âu đã mất 1/3 diện tích cỏ biển từ năm 1860 đến 2016, theo một nghiên cứu năm 2019. Bên cạnh đó, chất lượng nước kém, dịch bệnh và việc sử dụng nhiều phân bón cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.
Cỏ biển có thể lưu trữ lượng khí thải CO2 gấp hai lần so với hệ thống rừng. Ảnh: ITN
Theo Trung tâm Nghiên cứu đại dương Geomar Helmholtz ở Kiel, vùng Baltic có cánh đồng cỏ biển rộng gần 300km2, lưu trữ khoảng 3 đến 12 megaton carbon. Tại vịnh Kiel của Đức, Angela Stevenson và các đồng nghiệp của cô đã trồng một cánh đồng cỏ biển thử nghiệm bằng cách sử dụng hạt và cây giống từ một đồng cỏ tự nhiên gần đó, nhằm tìm ra phương pháp canh tác có thể khôi phục các cánh đồng cỏ biển.
Các nghiên cứu cho thấy một lợi ích lớn của cỏ biển là nó có thể lưu trữ lượng khí thải CO2 gấp hai lần so với hệ thống rừng. Do cỏ biển thực hiện quá trình quang hợp, chúng lưu trữ khí nhà kính carbon dioxide rất hiệu quả. Đó là vì quang hợp đòi hỏi thực vật sử dụng ánh sáng Mặt Trời để biến đổi carbon dioxide thành oxygen.
Những thực vật dưới nước này đóng vai trò quan trọng trong việc cô lập carbon, nhờ đó carbon được lưu trữ trong môi trường thay vì trôi nổi tự do trong khí quyển và tiếp tục góp phần gây ấm lên toàn cầu. Đây cũng là môi trường cung cấp nơi trú ẩn, bãi kiếm ăn phong phú cho hàng nghìn sinh vật đại dương khác nhau.
Hải Thanh
Tags
cỏ biển
cánh đồng cỏ biển
thu giữ các-bon
chống biến đổi khí hậu
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.