Sự nóng lên toàn cầu làm các loài chim ngày càng nhỏ đi

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/11/2022 | 11:24:13 AM

QLMT - Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học California ở Los Angeles (Mỹ) cho rằng sự nóng lên toàn cầu là nguyên nhân dẫn đến sự giảm trọng lượng của các loài chim.

Sự nóng lên toàn cầu làm các loài chim ngày càng nhỏ đi
Môi trường có tác động nhanh chóng đối với tất cả các loài chim

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution chứng minh sự tác động nhanh chóng của môi trường đối với tất cả các loài chim. Với việc xem xét quá trình tiến hoá của các loài chim trong 3 thập kỷ qua, các nhà khoa học đã cho thấy trọng lượng cơ thể của 105 loài chim Bắc Mỹ giảm trung bình 0,6% và ở một số loài là 3,0%.

Thực tế tại các vùng ấm và nóng, diện tích bề mặt cơ thể của các loài động vật nhỏ hơn sẽ có lợi hơn trong quá trình thoát nhiệt. Nhưng ngược lại ở những vùng lạnh giá, động vật lớn và béo sẽ giữ nhiệt độ cơ thể tốt hơn giúp không bị lạnh.

Những con chim giảm khối lượng nhanh nhất là những con sống ở những vùng ấm hơn, nhưng ngay cả ở đó, sự giảm kích thước của chúng chỉ bằng 40% so với các chỉ số mà chim cần giảm được dựa trên sự tăng lên của nhiệt độ. Nói cách khác, các loài động vật không theo kịp với khí hậu, và nếu tốc độ ấm lên toàn cầu tiếp tục, điều này có thể dẫn đến các loài chim bị chết hàng loạt do quá nóng.

Tuy nhiên việc giảm kích thước tổng thể của cơ thể hầu như không ảnh hưởng đến kích thước của đôi cánh. Theo các nhà nghiên cứu, cũng có thể do đôi cánh lớn hơn sẽ cho phép chim tốn ít sức hơn khi bay và do đó, tạo ra ít nhiệt hơn.

Hải Thanh

Tags các loài chim sự nóng lên toàn cầu biến đổi khí hậu

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục