QLMT - Cho đến nay, gần 80% các thảm họa thiên nhiên trong thế kỷ này có liên quan đến nước. Vì vậy cần tăng cường các giải pháp khoa học để chống lại cuộc khủng hoảng này.
Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ) hôm 24/10 với sự tham dự của 1200 nhà khoa học để thảo luận về những ý tưởng có khả năng làm thay đổi các vấn đề liên quan đến nước và tính bền vững. Ông Csaba Kőrösi, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đặt ra khuyến nghị đã đến lúc chuyển đổi từ quản lý nước bị động sang các giải pháp chủ động, dựa trên khoa học cho cuộc khủng hoảng nước.
Khuyến nghị trên được đặt ra trong bối cảnh nhiều chỉ số về nước đang rất thiếu cơ sở dữ liệu như: chất lượng nước, tổn thất lưới điện, độ ẩm và nước thải. Theo ông János Áder, cựu Tổng thống Cộng hòa Hungary, với tư cách là Thành viên Lãnh đạo Nước và Khí hậu: Nếu không có thông tin cập nhật tốt về các vấn đề này, sẽ khó thấy rõ được tác động tiềm ẩn của các vấn đề về nước đối với xã hội, chính trị và kinh tế.
Các nhà khoa học trong cuộc họp tại Trụ sở Liên Hợp Quốc để thảo luận về những ý tưởng có khả năng làm thay đổi các vấn đề liên quan đến nước
Các nhà khoa học cho rằng đã đến lúc bắt đầu nỗ lực phối hợp hơn để tạo ra một hệ thống thông tin về nước và khí hậu cho phép hỗ trợ nông dân, những người sống ven bờ và những người ra quyết định; cần đầu tư nhiều hơn vào các hệ thống cảnh báo sớm và lấp đầy khoảng trống trong các hệ thống quan sát khí tượng trên lục địa châu Phi, giữa các Quốc gia đang phát triển ở Đảo nhỏ (SIDS) và các quốc gia kém phát triển nhất (LDCs)... Đồng thời kêu gọi các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc phân bổ ít nhất 50% ngân sách của họ cho các dự án về nước và khí hậu.
Nhiều chuyên gia cho rằng, tại một số quốc gia, việc tái sử dụng nước không thể là một phần của giải pháp chống lại cuộc khủng hoảng về nước, vì họ thậm chí không có nước để tái sử dụng. Để đối mặt với tình hình này, cần có các công nghệ liên quan đến hệ thống khử muối và các phương pháp chiết xuất nước từ không khí.
Hải Thanh
Tags
khủng hoảng nước
giải pháp khoa học
quản lý nước
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.