Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam và Giải thưởng WIPO năm 2021

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/10/2022 | 9:38:13 AM

QLMT - Trong 30 năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam – cơ quan thường trực đã tổ chức thành công 27 lần Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam dành cho các lĩnh vực công nghệ ưu tiên: Cơ khí tự động hóa; Sinh học phục vụ Sản xuất và đời sống; Công nghệ Thông tin, Điện tử và Viễn thông; Công nghệ Vật liệu mới; Tiết kiệm Năng lượng và sử dụng năng lượng mới; Công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.

Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam đã thu hút được sự tham gia tích cực của đông đảo các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trong cả nước. Nhiều công trình đoạt giải đã và đang áp dụng trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay thế nhập khẩu và tạo ra thị trường công nghệ phục vụ đời sống - xã hội và an ninh - quốc phòng. Đã có khoảng 3.000 công trình tham gia và gần 1.000 công trình đoạt giải. 

Năm 2021, Ban Tổ chức Giải thưởng đã họp và quyết định trao giải cho 45 công trình bao gồm : 4 giải nhất, 8 giải nhì, 14 giải ba và 19 giải khuyến khích.

- Giải Nhất được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, một Biểu trưng vàng sáng tạo; Bằng khen của Ban Tổ chức Giải thưởng, Bằng Lao động Sáng tạo (của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), Huy hiệu tuổi trẻ sáng tạo (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và tiền thưởng trị giá : 80 triệu đồng.

- Giải Nhì được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vào đợt Hội thảo khoa học, một biểu trưng vàng Sáng tạo, Bằng khen của Ban Tổ chức Giải thưởng, Bằng Lao động Sáng tạo (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), Huy hiệu tuổi trẻ sáng tạo tạo (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và tiền thưởng trị giá : 60 triệu đồng.

- Giải Ba gồm một Biểu trưng vàng sáng tạo; Bằng khen của Ban Tổ chức, Bằng Lao động Sáng tạo, Huy hiệu tuổi trẻ sáng tạo và tiền thưởng trị giá : 40 triệu đồng.

- Giải Khuyến khích: Giải thưởng gồm có Chứng nhận của Ban Tổ chức và tiền thưởng trị giá : 20 triệu đồng. 

Bốn giải Nhất được trao cho các công trình: 

Lĩnh vực cơ khí - tự động hóa: Công trình "Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị xì tháo thuốc nổ phục vụ xử lý bom mìn, vật nổ cơ động" của Trung tá. TS. Tô Đức Thọ Cục Khoa học quân sự - Bộ quốc phòng và các cộng sự.

Lĩnh vực công nghệ vật liệu: Công trình "Ứng dụng công nghệ phễu bê tông (Top-Base) trong việc gia cố nền đất yếu tại Việt Nam" của tác giả KS Phạm Thành Công và các cộng sự - Tập đoàn GFS.

Lĩnh vực sinh học phục vụ sản xuất và đời sống: Công trình "Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống chè PH8 cho năng suất cao, chất lượng tốt góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất chè cho các địa phương trong cả nước " của tác giả TS. Nguyễn Thị Minh Phương và các cộng sự - Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm  miền núi phía Bắc, tỉnh Phú Thọ.

Lĩnh vực công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên: Công trình "Công nghệ, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm" của tác giả TS. Hoàng Đức Thảo, Công ty cổ phần khoa học công nghệ Việt Nam (BUSADCO), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) xét và trao bằng chứng nhận và Huy chương vàng cho hai công trình:
 
Công trình: "Công nghệ, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm" của tác giả TS. Hoàng Đức Thảo, Công ty cổ phần khoa học công nghệ Việt Nam, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Công trình: "Ứng dụng công nghệ phễu bê tông (Top-Base) trong việc gia cố nền đất yếu tại Việt Nam" của tác giả KS Phạm Thành Công và các cộng sự - Tập đoàn GFS.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về cảm tưởng của mình sau khi biết Công trình "Công nghệ, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm " đạt giải nhất Giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2021 và Giải thưởng WIPO của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới trao năm 2021, TS. Hoàng Đức Thảo, BUSADCO tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Tôi cảm thấy rất vinh dự và tự hào khi công trình của chúng tôi đạt cùng lúc hai giải thưởng nói trên. 

Kè hồ Hoàn Kiếm được làm bằng cấu kiện kè bê - tông cốt phi kim được thiết kế và sản xuất riêng cho công trình. Đây là thiết kế kế thừa và phát triển từ công nghệ nền đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ đợt 5 năm 2016: "Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông hồ và đê biển BUSADCO”. Kè hồ Hoàn Kiếm có chiều dài 1540 mét; cao trình kè thay đổi từ +8.00m đến +8.57m, cao độ đáy hồ trung bình +5.6m. Thời gian thực hiện: từ tháng 06/2020 đến tháng 08/2020. Công trình đã hoàn thành sau 65 ngày, về đích trước 2 tháng so với thời gian yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Giải thường Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam và Giải thưởng WPO năm 2021
Công trình Kè hồ Hoàn Kiếm

Công trình Kè hồ Hoàn Kiếm là tổ hợp của công nghệ chế tạo; thiết kế sản phẩm; giải pháp kỹ thuật công trình và biện pháp thi công mang tính sáng tạo vượt trội, chưa từng thực hiện ở đâu. Công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả đặc biệt về kỹ thuật, kinh tế - xã hội, văn hóa, xử lý dứt điểm tình trạng sạt lở, lún sụt, sập xệ, nhếch nhác trước đây. Công nghệ mới bền vững, đáp ứng Quy chuẩn quốc gia công trình bậc 1 có tuổi thọ hơn 100 năm, vì vậy, hằng năm sẽ không phải duy tu, sửa chữa, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng, bảo đảm thẩm mỹ, bản sắc văn hoá lịch sử khu vực Hồ Gươm - di tích quốc gia đặc biệt. Kè Hồ Hoàn Kiếm được tính toán kỹ lưỡng, tỷ mỉ về kỹ thuật, mỹ thuật, văn hóa và bảo vệ môi trường, góp phần cải tạo, chỉnh trang bờ hồ đồng bộ với hệ thống chiếu sáng cảnh quan, chiếu sáng đô thị tạo cảnh quan đô thị, tạo bộ mặt khang trang cho khu vực xung quanh hồ nhưng vẫn đảm bảo được tính lịch sử, không gian văn hóa cho người dân thủ đô cũng như du khách đến với Hà Nội. Tăng giá trị sử dụng công trình cũng như góp phần vào nhiệm vụ tạo môi trường trong xanh, sạch đẹp, văn minh cho Thủ đô Hà Nội. 

Cho đến nay, sau 2 năm hoàn thành, công trình kè đảm bảo chất lượng bền vững, ổn định cấu kiện, đáp ứng tất cả các mục tiêu của dự án đề ra, rêu đã phủ lên bờ kè, màu sắc hài hòa đồng nhất với các di tích lịch sử chung quanh, góp phần làm tăng vẻ mỹ quan cho khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

TS. Lê Xuân Thảo - Phó Chủ tịch thường trực Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam cho rằng: Liên hiệp Hội Việt Nam, Quỹ VIFOTEC đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của các nhà khoa học, các nhà sáng tạo ở Việt Nam. Việc tổ chức được 27 lần Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (1995 - 2022) là thành công lớn trong tiến trình xây dựng, phát triển của Liên hiệp Hội Việt Nam, góp phần tạo nên phong trào thi đua nghiên cứu khoa học công nghệ và lao động sáng tạo của đội ngũ tri thức và nhân dân lao động trong cả nước, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Lễ trao giải thưởng Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2021 và Giải thưởng WIPO năm 2021 sẽ diễn ra tại Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội lúc 19 giờ 30 phút, ngày 27-10-2022. 

Hà Hồng

Tags Bộ Khoa học và Công nghệ giải thưởng WPO

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục