Đi tìm giải pháp khí sinh học bảo vệ khí hậu

  • Cập nhật: Thứ bảy, 1/10/2022 | 10:32:02 AM

QLMT - Sáng kiến nghiên cứu khoa học với chủ đề “Giải pháp khí sinh học” nhằm mục tiêu đóng góp cho Hội nghị quốc tế chuyên đề khí sinh học diễn ra ngày 18 - 19/10/2022, hướng tới phát thải ròng bằng 0.

Đi tìm giải pháp khí sinh học bảo vệ khí hậu
Ảnh minh hoạ

Sáng kiến do Dự án "Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam” (BEM) thuộc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ và khoa Điện, trường Điện - Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội đồng tổ chức.

Chủ đề dự thi (nhưng không giới hạn) gồm: sáng kiến xanh về công nghệ sản xuất khí sinh học; sáng kiến sử dụng khí sinh học hiệu quả; sáng kiến sử dụng khí sinh học làm nguồn phát phân tán nhiệt, hơi, điện thân thiện với môi trường và phục vụ lưới điện thông minh.

Đối tượng tham gia là cá nhân hoặc nhóm (không quá 5 thành viên) là học sinh tại các trường THPT chuyên và sinh viên/học viên các trường đại học trên cả nước. Hạn chót nhận hồ sơ là ngày 11/10/2022; lễ công bố kết quả dự kiến diễn ra vào ngày 14/10/2022.

Thí sinh quan tâm gửi báo cáo tóm tắt ý tưởng nghiên cứu và 1 poster theo mẫu bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh tới email: Biogas.innovation@gmail.com.

Các thí sinh đạt giải cao nhất sẽ được lựa chọn để hướng dẫn phát triển thành bài báo khoa học và nếu đáp ứng yêu cầu, bài dự thi sẽ được đăng trên tạp chí khoa học; tham dự và chia sẻ sáng kiến nghiên cứu tại Hội nghị quốc tế chuyên đề khí sinh học (18 - 19/10/2022 tại Hà Nội); tham gia kết nối với các doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành.

Bắc Lãm

Tags bảo vệ khí hậu khí sinh học sinh viên năng lượng sinh học

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục