Thanh niên Việt Nam phát huy vai trò xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/9/2022 | 9:09:23 AM

Nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho thanh, thiếu niên nói riêng, nhân dân nói chung trong BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), ngày 17/7/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 894/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH giai đoạn 2019 - 2022”, giao Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án. Sau 3 năm thực hiện, đến nay, Đề án đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, chung tay vào công cuộc BVMT của cả nước.

Tăng cường phối hợp

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch số 236-KH/TWĐTN-TNNT ngày 11/3/2020 về việc triển khai Đề án "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH giai đoạn 2019 - 2022”; Kế hoạch số 304-KH/TWĐTN-TNNT ngày 16/9/2020 về tổ chức Cuộc thi "Hành trình thứ 2 của hạt”; Kế hoạch số 309-KH/TWĐTN-TNNT ngày 29/9/2020 về tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức BVMT, ứng phó với BĐKH năm 2020. Năm 2021, Trung ương Đoàn tiếp tục ban hành các Kế hoạch: Số 386-KH/TWĐTN-TNNT ngày 2/6/2021 về việc tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến cho các đội thanh niên tình nguyện ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường; số 379-KH/TWĐTN-TNNT ngày 29/4/2021 về việc phối hợp với Chương trình Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức "Cuộc thi Thanh niên sáng tạo vì khí hậu”; số 389-KH/TWĐTN-VP ngày 25/6/2021 về việc tổ chức Chương trình "Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh” năm 2021; số 400a - KH/TWĐTN-TNNT triển khai Chương trình "Vì một Việt Nam xanh” giai đoạn 2018 - 2022 và giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính Phủ. Cùng với đó là các hướng dẫn: Số 18-HD/TNNT ngày 1/3/2019 về triển khai một số nội dung trọng tâm Chương trình BVMT năm 2019; số 46-HD/TWĐTN-TNNT ngày 31/3/2020 về xây dựng mô hình cộng đồng hành động phòng chống rác thải nhựa; số 78-HD/TWĐTN-TNNT ngày 31/3/2022 về triển khai những nội dung trọng tâm của Chương trình BVMT, ứng phó với BĐKH năm 2022.

Ngoài ra, hàng năm, Ban Bí thư Trung ương Đoàn duy trì thực hiện hiệu quả hoạt động "Ngày Chủ nhật xanh”, trồng cây chào mừng các sự kiện, ngày lễ quan trọng về môi trường; đưa nội dung BVMT, ứng phó với BĐKH, trồng và chăm sóc cây xanh trở thành tiêu chí đánh giá thi đua của các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc. Chỉ đạo các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Đoàn đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động BVMT như: Tết trồng cây, Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn, Tháng Thanh niên, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè; phát hiện, giới thiệu, tuyên truyền mô hình hay, cách làm sáng tạo trong BVMT...

Về phía các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc, hàng năm đều xây dựng kế hoạch và chủ động phối hợp với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT tỉnh đề xuất các hoạt động thực hiện Đề án đã được phê duyệt; phối hợp chặt chẽ với ngành TN&MT của tỉnh tham mưu kế hoạch triển khai các nội dung của Đề án đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn; chủ động tham mưu Đề án Đoàn Thanh niên tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH cấp tỉnh để UBND các tỉnh ban hành... Kết quả, đã tham mưu ban hành 18 đề án cấp tỉnh, 29 kế hoạch, 33 hướng dẫn và hơn 670 văn bản khác.

Đa dạng các hình thức tuyên truyền

Hàng năm, 100% các cấp bộ đoàn đảm bảo tuyên truyền kịp thời tới thanh, thiếu nhi cũng như người dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BVMT, ứng phó BĐKH; ý nghĩa của việc BVMT, từ đó đưa ra thông điệp cho thế hệ trẻ; vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn, đoàn viên, thanh niên trong công tác BVMT, ứng phó với BĐKH; vận động người dân thay đổi phương thức sản xuất, tập quán du canh, du cư, đốt rừng làm rẫy, sử dụng thuốc trừ sâu quá liều lượng, nổ mìn đánh bắt hải sản. Đồng thời, biểu dương, nhân rộng mô hình mới, cách làm sáng tạo, những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác BVMT, ứng phó với BĐKH.

Tuyên truyền trực quan

Các cấp bộ đoàn thiết kế, sử dụng hệ thống băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi tuyên truyền trực quan tại các tuyến đường, thôn, xóm địa phương nơi mình sinh sống và đẩy mạnh việc tuyên truyền trực quan thông qua biên tập, phát hành tài liệu sinh hoạt chi đoàn - chi hội - chi đội, lồng ghép vào hoạt động thanh, thiếu nhi và sự kiện của địa phương. Trong giai đoạn 2019 - 2022, toàn Đoàn đã triển khai 272.580 băng rôn, khẩu hiệu, 72.180 tờ rơi nội dung về BVMT, ứng phó với BĐKH.

Tuyên truyền trên báo chí, phát thanh, truyền hình

Các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của địa phương đăng tải thông tin về hoạt động ứng phó với BĐKH, BVMT của đoàn viên, thanh, thiếu nhi; biên tập, đăng tải các bài viết tuyên truyền trên hệ thống website, bản tin thanh niên, hệ thống đài phát thanh của xã, phường, thị trấn. Đồng thời, xây dựng các chuyên mục dài kỳ, phóng sự truyền hình, viết tin, bài phản ánh về hoạt động tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH của thanh niên trên hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương; tổ chức các chương trình truyền hình thực tế, truyền hình tương tác về BVMT giữa đoàn viên, thanh niên, người dân. Kết quả, các cấp bộ đoàn đã triển khai 60.213 bài phát thanh trên loa xã, phường, thị trấn; phối hợp xây dựng 101.500 phóng sự trên các kênh truyền hình địa phương.

Trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông hiện đại

Xây dựng bộ sản phẩm tuyên truyền hiện đại infographic về BVMT, ứng phó với BĐKH hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của thanh niên và nhân dân thông qua hệ thống mạng internet, facebook, zalo; xây dựng bộ khung ảnh đại diện sử dụng chung trên facebook cho toàn Đoàn nhân ngày diễn ra sự kiện quan trọng liên quan đến môi trường. Tính trong giai đoạn 2019 - 2022, Trung ương Đoàn đã xây dựng và ban hành 200 bộ infographic triển khai đồng bộ trong toàn Đoàn. Cùng với đó, xây dựng, đưa vào vận hành các ứng dụng phần mềm tra cứu thông tin về môi trường, thông tin cảnh báo thiên tai, giải pháp, công nghệ BVMT… qua mạng xã hội, mạng điện thoại đi động.

Thông qua tổ chức các chiến dịch, diễn đàn, tọa đàm, cuộc thi, liên hoan

Hàng năm, Trung ương Đoàn tổ chức phát động, triển khai Chiến dịch truyền thông BVMT, ứng phó với BĐKH hưởng ứng các sự kiện về môi trường như: Ngày Chủ nhật xanh, Chương trình Vì một Việt Nam xanh, Tết trồng cây, Giờ Trái đất, Ngày Môi trường thế giới, Ngày quốc tế đa dạng sinh học, Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ôzôn, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn, Chiến dịch Hãy làm sạch biển... Cùng với đó, Trung ương Đoàn tổ chức các cuộc thi, mini game cung cấp kiến thức về BVMT, ứng phó với BĐKH, triển khai đồng loạt tại các cấp bộ Đoàn; giáo dục ý thức BVMT trong thiếu nhi thông qua hình thức thi vẽ tranh, sáng tác thơ văn về môi trường; hoạt động giáo dục trong nhà trường về bảo vệ nguồn nước sạch, bỏ rác đúng nơi quy định, trồng và chăm sóc cây xanh…

Hội nghị Tổng kết thực hiện Đề án
Hội nghị Tổng kết thực hiện Đề án "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH giai đoạn 2019 - 2022”

Ngoài ra, hàng năm, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với ngành TN&MT tổ chức nhiều hội nghị, tập huấn để cung cấp tài liệu liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BVMT, ứng phó với BĐKH cho đội ngũ tuyên truyền viên; diễn tập cho thành viên đội tình nguyện mùa bão lũ và đoàn viên, thanh niên kiến thức, kỹ năng tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, thích ứng với BĐKH, khắc phục hậu quả thiên tai; mời giảng viên có trình độ, chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng truyền thông để tham gia giảng bài tại các hội nghị, tập huấn. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tham quan thực tế mô hình tiêu biểu, cách làm sáng tạo trong công tác BVMT, ứng phó với BĐKH… Giai đoạn 2019 - 2022, Trung ương Đoàn đã tổ chức trên 30 lớp tập huấn diễn tập kỹ năng tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ thông qua 2 hình thức trực tuyến, trực tiếp cho gần 1 triệu đoàn viên, thanh niên và thành lập trên 700 đội thanh niên tình nguyện ứng dụng công nghệ sinh học trong BVMT cấp huyện, thu hút 14.500 đội viên đội tình nguyện cùng 1 mạng lưới thanh niên xung kích phòng, chống thiên tai, với hơn 10.000 cán bộ Đoàn cơ sở tham gia.

Các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc tổ chức các khóa đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên nòng cốt của các đội thanh niên tình nguyện BVMT, đội ngũ tuyên truyền viên, tình nguyện viên. Nội dung tập huấn được đổi mới thường xuyên, phù hợp với tình hình BĐKH, nhu cầu của thanh niên hiện nay theo từng chuyên đề, từng lĩnh vực, giúp trang bị kiến thức cơ bản về môi trường như: Luật BVMT, Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020 của Chính phủ và các văn bản quy định về môi trường; thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam... Tính đến nay, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức được 8.028 lớp tập huấn cho 680.235 đoàn viên, thanh niên.

Thực hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo

Nhiều công trình BVMT, mô hình sáng tạo khởi nghiệp xanh trong đoàn viên, thanh niên, mô hình sản xuất, kinh doanh sạch được xây dựng và nhân rộng. Trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay, các tổ chức Đoàn cơ sở đã thành lập, đưa vào vận hành 367 mô hình chợ dân sinh hạn chế rác thải nhựa; 211 mô hình cộng đồng dân cư không rác thải nhựa. Bên cạnh đó, 162 sân chơi được làm từ lốp xe tái chế, 390.608 vườn ươm được triển khai ở cấp xã để cung cấp cây xanh, tạo nguồn thu cho các hoạt động của Đoàn cơ sở. Đoàn Thanh niên các cấp cũng tập trung hỗ trợ ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực BVMT như: Mô hình thu gom, xử lý, tái chế rác thải, mô hình sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường thông qua các cuộc thi, dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn; hỗ trợ tư vấn công nghệ chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật; hỗ trợ vốn vay; giới thiệu các chuyên gia trực tiếp tư vấn về mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực BVMT... Năm 2020, Trung ương Đoàn đã tổ chức tập huấn hướng dẫn mô hình khởi nghiệp từ các sản phẩm tái chế, sản phẩm chế biến từ rác hữu cơ, sản phẩm hữu cơ sử dụng công nghệ vi sinh cho 7.500 đoàn viên, thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp trên toàn quốc.

Triển khai nhiệm vụ hướng dẫn thành lập, duy trì hoạt động của các đội hình thanh niên xung kích tham gia làm sạch bờ biển; thanh niên tình nguyện chuyên sâu phòng chống thiên tai, hỗ trợ người dân xử lý sự cố môi trường; xây dựng câu lạc bộ Thanh niên tình nguyện về BVMT... Các cấp bộ Đoàn đã thành lập được 32.478 đội hình thanh niên tình nguyện BVMT, ứng phó với BĐKH với trên 827.264 đoàn viên, thanh niên tham gia. Toàn Đoàn đã triển khai hiệu quả Chương trình "Vì một Việt Nam xanh” với nhiều giải pháp sáng tạo, mang lại hiệu quả cao như: Trồng cây đồng loạt trên toàn quốc, xây dựng quỹ cây xanh, tìm giải pháp cung cấp nguồn cây giống; mô hình trồng cây chắn sóng, sạt lở, vườn cây sinh kế, rừng cây, đường hoa thanh niên; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng ngập mặn, rừng chắn sóng ở các tỉnh ven biển khu vực vịnh Bắc bộ, các tỉnh ven biển miền Trung, khu vực rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long; trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đầu nguồn ở các tỉnh miền núi phía Bắc, khu vực vùng núi miền Trung và Tây Nguyên… Kết quả, các cấp bộ Đoàn đã trồng được 39.946.012 cây xanh; xây dựng mới 23.118 nhà tiêu hợp vệ sinh, thu gom hàng triệu tấn rác thải; thành lập 25.874 đội hình thanh niên tình nguyện BVMT các cấp với 395.776 thanh niên tham gia; thực hiện 14.242 công trình thanh niên BVMT, ứng phó với BĐKH; 1.052 nhà tránh lũ cho các hộ nghèo, 94.831 chi đoàn dân cư đăng ký triển khai thực hiện "Tuyến đường Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp.

Để đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng của các mô hình nên trên, các cấp bộ Đoàn luôn chú trọng tới khâu kiểm tra, giám sát với việc xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức đoàn kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao do đoàn viên, thanh niên làm chủ; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về BVMT. Giai đoạn 2019 đến nay, Đoàn cấp xã đã triển khai 18.220 hoạt động giám sát, tố giác hành vi vi phạm môi trường với sự tham gia của 224.827 thanh niên. Mặt khác, các cấp bộ Đoàn còn quan tâm đến công tác biểu dương, tuyên dương, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác BVMT, ứng phó với BĐKH dưới nhiều hình thức như tuyên dương thanh niên tiêu biểu cấp tỉnh, thành phố; giới thiệu cá nhân tiêu biểu tham gia các giải thưởng do Trung ương Đoàn tổ chức, qua đó góp phần cổ vũ, khích lệ tinh thần, ý thức của đoàn viên, thanh niên nói riêng, cộng đồng nói chung trong giữ gìn, bảo vệ TN&MT.

Với những kết quả như trên, có thể nói, Đề án "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH giai đoạn 2019 - 2022” đã góp phần giúp cho thanh, thiếu nhi và cộng đồng hiểu rõ lợi ích của BVMT, ứng phó với BĐKH. Việc tổ chức các hoạt động tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH phần nào làm đa dạng hóa các hoạt động, tiếp tục tạo sự chuyển biến về chất lượng tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, tăng cường sức mạnh đoàn kết, tập hợp thanh niên. Tính liên kết trong tổ chức giữa tổ chức Đoàn các cấp với ngành TN&MT, chính quyền địa phương từng bước được hình thành thông qua các chương trình phối hợp cụ thể. Ngoài ra, thành công của Đề án còn góp phần thực hiện hiệu quả nội dung của Chiến lược BVMT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Đề án

- Hàng năm, 100% tổ chức Đoàn các cấp tổ chức ít nhất 1 hoạt động tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH - Đạt chỉ tiêu.

- 94.831/94.831 chi đoàn trên địa bàn dân cư đăng ký đảm nhận, triển khai thực hiện "Tuyến đường Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” - Đạt chỉ tiêu.

- Triển khai Chương trình "Vì một Việt Nam xanh”, các cấp bộ Đoàn đã trồng mới 39.946.012/30.000.000 cây xanh - Vượt chỉ tiêu.

- Tổ chức 8.028/8.000 lớp tập huấn, nâng cao năng lực về BVMT, ứng phó với BĐKH cho đoàn viên, thanh niên - Vượt chỉ tiêu.

- Thực hiện nhiệm vụ xây dựng 200 công trình thanh niên cấp tỉnh, 1.600 công trình thanh niên cấp huyện về BVMT, ứng phó với BĐKH, các cấp bộ Đoàn đã xây dựng được 1.572 công trình thanh niên cấp tỉnh và 12.700 công trình thanh niên cấp huyện - Vượt chỉ tiêu.

- Hỗ trợ 16.730/1.000 ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực BVMT, ứng phó với BĐKH - Vượt chỉ tiêu.

- Hỗ trợ xây dựng 1.052/250 nhà tránh lũ cho các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực miền Trung - Vượt chỉ tiêu.

Nguyễn Thị Thu Vân
Ủy viên Ban Thường vụ - Trưởng ban Thanh niên Nông thôn
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
(Nguồn: Tạp chí Môi tường)


Tags thanh niên hội nghị đề án bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục