Hội thảo 'Sáng kiến và Giải pháp số trong quản lý môi trường xây dựng đô thị'

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/8/2022 | 4:11:17 PM

QLMT - Ngày 10/8/2022, tại Hà Nội, trường Đại học Xây Dựng, Đại học Ku Leuven và Doanh nghiệp xã hội bền vững Việt Nam (VSSE) đã tổ chức Hội thảo “Sáng kiến & Giải pháp số trong quản lý môi trường xây dựng đô thị“.

Hội thảo 'Sáng kiến và Giải pháp số trong quản lý môi trường xây dựng đô thị'
Hội thảo "Sáng kiến & Giải pháp số trong quản lý môi trường xây dựng đô thị"

Hội thảo tập trung vào hai chủ đề: Những khó khăn trong quản lý môi trường xây dựng tại các khu dân cư; Sáng kiến đột phá trong quản lý và khai thác dữ liệu môi trường xây dựng đô thị. Đây là cơ hội chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong tư vấn quản lý môi trường xây dựng giữa các chuyên gia đến từ Việt Nam và Vương quốc Bỉ; Cập nhật các giải pháp về vật liệu, công cụ số (E-tool) và các mô hình hợp tác được áp dụng để giải quyết vấn đề nắng nóng đô thị. 

Theo các chuyên gia tham dự hội thảo: Nâng cao chất lượng môi trường xây dựng tại các khu dân cư đang đóng vai trò quan trọng nhằm giải quyết vấn đề đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Điều này góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực của mật độ đô thị cũng như hiệu ứng đảo nhiệt, nâng cao khả năng phục hồi sinh thái và xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy phương án quy hoạch đô thị hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa thích nghi với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt. Vừa qua tại Hà Nội ghi nhận, mức nhiệt 40,7 - 40,90C là giá trị nhiệt độ cao nhất trong vòng 59 năm, so với trung bình các năm cùng thời kỳ.  

Để giải quyết vấn vấn đề nêu trên cần có sự đổi mới trong cách tiếp cận, phương pháp và quy trình lập quy hoạch ở Việt Nam. Nhất là vấn đề quản trị dữ liệu phục vụ cho công tác tư vấn môi trường trong quy hoạch đô thị, cần cân bằng các lợi ích, yêu cầu và nguyện vọng của các bên tham gia vào quá trình phát triển đô thị bao gồm: Nhà quản lý (Trung ương và địa phương), nhà đầu tư và tư vấn, nhà khoa học, cộng đồng. Hiện nay, lập quy hoạch, tư vấn môi trường đô thị còn tồn tại chung một hạn chế, đó là từng bên tham gia vào đồ án quy hoạch đang nhìn từ góc độ riêng và đưa ra quyết định chuyên môn trong khi chưa có đủ thông tin, dữ liệu từ nhiều phía để đảm bảo rằng quyết định của mình có thể cân bằng lợi ích với các bên còn lại. Ngay cả khi có nhiều dữ liệu hơn thì công cụ hỗ trợ tìm phương án quy hoạch tối ưu về môi trường và giảm nắng nóng vẫn gặp phải hạn chế.

Vì vậy, cần có hai thay đổi trong quá trình thực hiện tư vấn môi trường trong quy hoạch. Một là thay đổi cách thức tìm phương án quy hoạch để đảm bảo yêu cầu môi trường, giảm nắng nóng; hai là cần có nền tảng chung  cho tất cả các bên cùng tham gia vào quá trình quy hoạch.

Tại hội thảo, các đại biểu dành nhiều quan tâm đến công cụ số E tool. Ứng dụng này kết hợp dữ liệu đô thị với thông tin thời tiết, tiện nghi, đồng thời cung cấp những thông tin đầu tiên trong giai đoạn thiết kế ban đầu cho các bên liên quan. Với khả năng thúc đẩy tương tác cao, hỗ trợ tích cực cho người dân để thu thập và xác thực dữ liệu thông qua ứng dụng di động số, ứng dụng trên được kỳ vọng sẽ giúp hỗ trợ các đơn vị và tổ chức hành nghề trong công tác nâng cao nhận thức về nắng nóng đô thị... 

Các đại biểu tham dự hội thảo cũng đã chia sẻ về những thách thức và nhu cầu, cơ hội trong việc ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phát triển, quản lý dữ liệu quy hoạch đô thị.  

Hội thảo này là một hoạt động thuộc khuôn khổ Dự án "Tối ưu hóa chất lượng môi trường xây dựng tại các khu ở của Việt Nam và Bỉ”.

Lâm Hà

Tags hội thảo sáng kiến giải pháp quản lý môi trường xây dựng môi trường xây dựng đô thị

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục