Hội nghị quốc tế Các khoa học Trái đất và Môi trường Việt Nam lần thứ 2

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/8/2022 | 6:33:26 AM

QLMT - Hội nghị quốc tế “Các khoa học Trái đất và Môi trường Việt Nam lần thứ 2 – VCEES 2022” được tổ chức từ ngày 7/8 - 11/8/2022 tại Thành phố Quy Nhơn (Bình Định)

Hội nghị do Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam, Quỹ Đổi mới Sáng tạo VinIF và Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp tổ chức.



Tại Hội nghị VCEES-2022 sẽ có hơn 200 bài tóm tắt từ các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Sau quá trình tuyển chọn của Ban khoa học, gần 100 báo cáo được chọn lựa, được trình bày trong 7 nhóm chủ đề khoa học chính, gồm: Ô nhiễm môi trường; xử lý nước; khí tượng, thuỷ văn, hải dương học; khoa học nước; viễn thám, GIS, và một số chủ đề liên ngành; ô nhiễm nhựa, quản lý rác thải, môi trường ứng dụng; các bài toán mô phỏng khí hậu khu vực. 

Hội nghị còn có 6 bài báo cáo mời từ các nhà khoa học và quản lý về một số kết quả nghiên cứu và chiến lược nghiên cứu nổi bật tại các phiên toàn thể. Hội nghị chào đón 20 đại biểu nước ngoài đến từ HongKong, Indonesia, Malaysia Nhật Bản, Pháp, Philippines, Thái Lan, Úc.

VCEES được tổ chức thường niên. VCEES lần 1 (VCEES-2021) đã được tổ chức thành công từ ngày 5-9/12/2021. Mục tiêu của VCEES là tạo ra được một diễn đàn khoa học đa ngành thuộc lĩnh vực khoa học trái đất và môi trường, nơi các nhà khoa học, các học viên, sinh viên có thể giới thiệu và thảo luận các kết quả nghiên cứu mới nhất, cập nhật nhất. Hội nghị cũng là cầu nối để các đại biểu tham gia có thể tăng cường và mở rộng mạng lưới hợp tác của mình, từ đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động nghiên cứu và phát triển thuộc lĩnh vực khoa học trái đất và môi trường.

Lâm Hà

Tags hội nghị khoa học Trái đất VCEES 2022

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục