Nhựa sinh học không 'xanh' như mọi người vẫn nghĩ

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/8/2022 | 5:09:21 PM

QLMT - Trong bối cảnh vấn nạn rác thải nhựa đang gây nên những hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường, thời gian gần đây, người ta nhắc nhiều tới một loại nhựa mới có nguồn gốc thực vật được gọi là “nhựa sinh học”. Nhưng có vẻ nhựa sinh học không “xanh” như mọi người vẫn nghĩ.

Nhựa sinh học không 'xanh' như mọi người vẫn nghĩ
Ảnh minh hoạ

Trên thực tế cụm từ "sinh học" trong nhựa sinh học chưa hề có 1 định nghĩa chuẩn nào cả. Nó chỉ là những dạng nhựa được sản xuất dựa trên các sản phẩm không có nguồn gốc từ dầu mỏ như ngô, lúa mì hoặc đơn giản hơn là các dạng nhựa có khả năng phân huỷ hay chuyển hoá thành phân hữu cơ. Trong định nghĩa này còn bao gồm cả những dạng nhựa có thành phần chính có nguồn gốc từ dầu mỏ và phần "sinh học” chỉ chiếm 1 số nhỏ.

Một vấn đề khác là việc xử lý các dạng nhựa sinh học này không thể áp dụng cùng cách giống như nhựa truyền thống. Lý do bởi chúng có thể gây ô nhiễm các dạng nhựa khác và làm cho tất cả chỗ rác đó không thể tái chế được. 

Nhiều công ty quảng cáo dạng chai nhựa của họ làm từ thực vật nhưng trong mục tái chế lại ghi là không thể chuyển hoá thành phân hữu cơ nếu chỉ dùng cách bình thường. Chưa kể tới cách sản xuất nhựa sinh học, nếu không được giám sát kỹ thì vẫn tạo nên khí thải nhà kính tương đương với cách làm nhựa truyền thống. 

Một nghiên cứu gần đây được đăng tải trên Science Direct cho thấy nhựa sinh học cũng chứa các dạng hoá chất có hại, bởi phải có chúng mới tạo được hình dáng sản phẩm. Và kết luận của nghiên cứu này là cả 2 dạng nhựa đều độc hại ngang nhau. 

Và dù nhựa sinh học có thể phân huỷ nhanh hơn trong điều kiện lý tưởng thì khi đem xả bừa ra môi trường nó vẫn gây hại, đặc biệt là với động vật hoang dã. Cũng tương tự nhựa truyền thống, nhựa sinh học cũng vẫn phân tách ra các hạt vi nhựa và vẫn có nguy cơ gây hại cho môi trường và sinh vật. 

Kết luận được nhóm nghiên cứu trên đưa ra là nhựa sinh học cũng chỉ là 1 cách đánh lạc hướng người dùng khỏi vấn đề lớn hơn mà loài người đang đối mặt. Đó là việc xả thải vô tội vạ và các đợt khủng hoảng do biến đổi khí hậu đang ngày 1 nhiều hơn. 

Việc thực sự cần làm là phải đưa ra được những giải pháp phát triển và mở rộng các hệ thống tái chế hay các hệ thống giúp tái sử dụng sản phẩm tốt hơn. Còn ở thời điểm hiện tại với sự sản xuất nửa vời và cố tình làm lẫn lộn khái niệm thì không đủ để có 1 sự thay đổi mang tính đột phá liên quan đến các sản phẩm về nhựa.

Hải Thanh (T/h)

Tags nhựa sinh học rác thải nhựa vi nhựa quảng cáo chiêu trò

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục