QLMT - Vào cuối tháng 7/2022, tại đối thoại thường niên An ninh Năng lượng Việt Nam - Hoa Kỳ, Tập đoàn AES của Hoa Kỳ đã đề xuất ý định thư với Phái đoàn Việt Nam với mong muốn triển khai dự án điện gió ngoài khơi tại tỉnh Bình Thuận, Việt Nam với tổng kinh phí là 13 tỷ USD.
Theo đó, dự án có công suất dự kiến khoảng 4.000 MW. Việc triển khai dự án điện gió ngoài khơi này của Tập đoàn AES với mong muốn đóng góp vào kế hoạch giảm phát thải carbon của Việt Nam và đạt được mục tiêu cam kết tại Hội nghị COP26.
Tính đến thời điểm hiện tại, AES đã có mặt và xây dựng các nhà máy điện ở 29 quốc gia
Được biết, Tập đoàn AES (AES) là tập đoàn năng lượng có trụ sở tại Bang Virginia, Hoa Kỳ, có tên trong danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa kỳ do tạp chí Fortune bình chọn (500 Fortune) và là một trong những công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực năng lượng.
Tính đến thời điểm hiện tại, AES đã có mặt và xây dựng các nhà máy điện ở 29 quốc gia. Năm 2008, Tập đoàn AES đã bắt đầu hoạt động ở Việt Nam. Cụ thể, Chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép đầu tư cho Công ty TNHH Điện lực AES - TKV Mông Dương để xây dựng Nhà máy Nhiệt điện BOT Mông Dương 2 với tổng công suất 1.240 MW.
Năm 2011, dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 được khởi công xây dựng sau khi thu xếp vốn thành công với tổng vốn đầu tư khoảng 2,1 tỷ USD. Và đến năm 2019, AES hoàn thành dự án tái cấp vốn cho Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2. Được biết, đây là đợt phát hành trái phiếu dự án quốc tế đầu tiên cho Việt Nam.
Đến năm 2017, AES đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với PV Gas để phát triển Dự án Kho cảng nhập khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Sơn Mỹ trị giá 1,4 tỷ USD.
Năm 2019, AES đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Bộ Công Thương để phát triển Nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp CCGT có tổng công suất 2,2 GW trị giá 1,8 tỷ USD theo hình thức BOT vào tháng 11. Nhà máy sẽ được đặt tại tỉnh Bình Thuận.
Tags
Tập đoàn AES
Hoa Kỳ
điện gió
năng lượng
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.