Với thiết kế đẹp mắt, các tấm lợp có khả nằng hấp thụ CO2 và bơm sinh khối để sử dụng làm nhiên liệu hoặc phân bón - đây là ý tưởng việc xây dựng lò phản ứng sinh học vi tảo tăng cường công nghệ nano giúp pin mặt trời thân thiện với môi trường hơn.
Ý tưởng sử dụng bể tảo phẳng ở bên ngoài các tòa nhà như một phần của hoạt động phát triển bền vững không phải là một ý tưởng mới. Vào năm 2013, Splitterwerk Architects và công ty kỹ thuật Arup đã hợp tác để tạo ra một tòa nhà nguyên mẫu quy mô đầy đủ, được gọi là BIQ, có khoảng 200 m2 các tấm da sinh học tảo.
Các tấm lợp có màu màu xanh lá cây bởi sinh khối kẹp bên trong, phục vụ cho một số mục đích. Các chủng tảo tích hợp trong các tấm lợp có khả năng hấp thụ CO2 cũng như ánh sáng mặt trời và quang hợp, giúp tạo ra oxy trong lành. Càng có nhiều ánh sáng mặt trời, tảo sẽ phát triển càng nhanh, hấp thu được khoảng 0,9 kg CO2 cho mỗi 0,45 kg tảo.
Các tấm này cũng giữ nhiệt trong nước của chúng, phục vụ hai mục đích trong BIQ - thứ nhất, với các tấm được gắn bên ngoài, nó che nắng cho tòa nhà, giảm việc sử dụng năng lượng điều hòa không khí vào mùa hè. Thứ hai, nhiệt lượng đó có thể được thu hoạch - cũng như sinh khối của chính nó.
Sinh khối được tạo ra bởi BIQ được lọc định kỳ dưới dạng bột giấy mịn, sau đó được đem đi xử lý lại thành nhiên liệu sinh học dễ cháy, và được đưa trở lại tòa nhà, vào vòi đốt chạy hệ thống nước nóng của tòa nhà. Giữa nhiên liệu sinh khối và nhiệt thu được từ nước trong các tấm lợp, BIQ có thể đáp ứng một cách bền vững khoảng một phần ba các yêu cầu về năng lượng cho ngôi nhà.
Trong một cuộc phỏng vấn với Mexico Business News, Giám đốc điều hành Greenfluidics, Miguel Mayorga, đã mô tả cách hệ thống của công ty ông sử dụng chất lỏng nano - một cách hiệu quả, các hạt nano carbon có thể tái chế được thêm vào nước, làm tăng khả năng dẫn nhiệt của nó.
Với việc được chạy qua một mặt của tấm, cải thiện khả năng thu nhiệt của nó, trong khi tảo được phát triển ở mặt còn lại. Nhiệt trong trường hợp này được chuyển hóa trực tiếp thành điện năng thông qua một máy phát nhiệt điện và được đưa vào tòa nhà, làm cho những tấm tảo này trở nên tương tự như những tấm pin mặt trời truyền thống.
Tuy vậy, loại vật liệu này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, chưa thể thương mại hóa. Giá trị mang lại của loại vật liệu mới này là không thể phủ nhận, nhưng việc sử dụng làm tăng chi phí xây dựng lên nhiều lần cũng như chi phí về vận hành. Các nhà nghiên cứu cho rằng hiện vẫn chưa thể ứng dụng rỗng rãi cũng như thương mại hóa công nghệ này.
Theo Tạp chí xây dựng
Tags
tấm lợp
ý tưởng mới
sinh khối
tảo
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.