QLMT - Giáo sư Qing-Bin Lu từ Đại học Waterloo - Canada đã phát hiện ra một lỗ thủng ozone lớn hoạt động cả mùa ở phần thấp của tầng bình lưu vùng nhiệt đới (30 độ Bắc - 30 độ Nam).
Độ sâu của lỗ thủng ozone nhiệt đới này có thể so sánh với lỗ thủng ozone nổi tiếng vào mùa xuân ở Nam Cực, trong khi diện tích của nó gấp khoảng 7 lần lỗ thủng ozone Nam Cực!
Hình ảnh và các phép đo cho thấy một lỗ thủng tầng ozone khổng lồ ở vùng nhiệt đới - Ảnh: AIP Advances
Theo giáo sư Qing-Bin Lu, độ sâu của lỗ thủng ozone nhiệt đới ngang bằng với độ sâu của lỗ thủng ozone nổi tiếng vào mùa xuân ở Nam Cực, trong khi diện tích của nó lớn gấp khoảng 7 lần lỗ thủng ozone Nam Cực! Nó có thể đã tồn tại ở tầng bình lưu thấp hơn vùng nhiệt đới kể từ những năm 1980, với mức mất ozone lớn hơn 25% so với bầu khí quyển nguyên vẹn.
Nghiên cứu mới của vừa được công bố trên tạp chí AIP Advances. Việc phát hiện ra lỗ thủng tầng ozone kéo dài cả năm ở vùng nhiệt đới đã gây bất ngờ cho cộng đồng khoa học, vì nó không được dự đoán bằng các mô hình quang hóa thông thường. Lỗ thủng mới có thể tạo thêm các "lỗ nhiệt độ" bổ sung nhiệt cho một Trái đất đang nóng lên.
Tầng ozone là nơi hấp thụ phần lớn bức xạ tia cực tím của Mặt trời. Vì vậy sự suy giảm tầng ozone nhiệt đới có thể gây ra mối quan ngại lớn trên toàn cầu, dẫn đến tăng bức xạ tia cực tím mặt đất, có thể làm tăng nguy cơ ung thư da và đục thủy tinh thể ở người, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của con người, giảm năng suất nông nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực đến các sinh vật và hệ thống thủy sinh nhạy cảm.
Tú Anh (T/h)
Tags
tầng ozone
lỗ thủng tầng ozone
Trái đất đang nóng lên
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.