Thu hút đầu tư công nghệ mới trong xử lý rác thải, thu hồi năng lượng phát điện

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/6/2022 | 11:44:05 AM

UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đôn đốc tiến độ các nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ mới, thu hồi năng lượng phát điện.



Theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 17 khu xử lý chất thải rắn, nhưng đến nay mới có 2 khu đang hoạt động là Sóc Sơn và Xuân Sơn, do vậy công suất xử lý không đảm bảo.

UBND TP Hà Nội cho biết, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Trong giai đoạn 2021-2025, UBND Thành phố sẽ áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến có thu hồi năng lượng để phát điện. 

Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 06/9/2021 của UBND Thành phố về việc quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 16/9/2021; Tiêu chí lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong lĩnh vực xử lý chất thải sinh hoạt.

UBND Thành phố đã khởi công Nhà máy đốt rác thải phát điện tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) công suất 1.500 tấn/ngày đêm và đang đôn đốc hoàn thành đầu tư Nhà máy đốt rác thải tại Khu liên hợp lí xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) công suất 4.000 tấn/ngày.

Như vậy, cùng với các cơ sở xử lý hiện có, Thành phố sẽ giảm khối lượng rác thải xử lý bằng phương pháp chôn lấp dưới 50% trong năm 2023 và dưới 30% đến năm 2025. 

Ngoài ra, UBND Thành phố đang tiếp tục đôn đốc việc hoàn thành các dự án cải tạo hạ tầng, GPMB làm cơ sở tiếp tục thực hiện kêu gọi đầu tư xử lý rác công nghệ hiện đại tại một số vị trí: Khu xử lý chất thải rắn Phù Đổng, huyện Gia Lâm công suất khoảng 1000 tấn/ ng; và Khu xử lý chất thải rắn Châu Can, huyện Phú Xuyên công suất khoảng 1.000 tấn/ngày đêm, phấn đấu hoàn thành đi vao hoạt động trong giai đoạn 2025-2030.

Bên cạnh đó, cơ chế chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư đã được Chính phủ ban hành, UBND Thành phố áp dụng như: Hỗ trợ phát triển các dự án điện sử dụng chất thải, theo đó giá bán điện đối với các dự án điện đốt chất thải rắn trực tiếp là 2114 đồng/kWh; Nhà đầu tư được huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn, dự án phát điện sử dụng chất thải rắn được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư, được miễn thuế nhập khẩu hàng hoá, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…

Việc ưu đãi đầu tư còn thể hiện qua chính sách đầu tư hạ tầng ngoài tường rào của dự án như: Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: đường, hệ thống điện, nước, ký hợp đồng đảm bảo nguồn cung cấp rác cho dự án.

Mặt khác, trong thời gian vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đôn đốc tiến độ các nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ hiện đại, thu hồi năng lượng phát điện theo Văn bản số 922/UBND-ĐT ngày 31/03/2021 của UBND Thành phố về việc phân công nhiệm vụ thực hiện các giải pháp cấp bách tăng cường quản lí rác thải rắn theo chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Tạp chí Xây dựng

Tags công nghệ mới xử lý rác thải thu hồi năng lượng

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục