Đầu tư 300 triệu để quan trắc phóng xạ môi trường tại Đà Nẵng

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/6/2022 | 5:11:16 PM

QLMT - Đề án “Quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030” vừa được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt với kinh phí gần 300 triệu đồng.

Mục tiêu của đề án là tiếp tục theo dõi diễn biến phóng xạ môi trường, phát hiện sự thay đổi bất thường về phóng xạ trên địa bàn thành phố; hỗ trợ cho công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn thành phố và khu vực xung quanh. Đồng thời, cập nhập bổ sung những vị trí quan trắc phóng xạ tại các khu vực có nguy cơ về bức xạ, hạt nhân theo quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2045; tạo cơ sở dữ liệu về hiện trạng phóng xạ môi trường thành phố Đà Nẵng qua các năm, làm cơ sở để các cấp thẩm quyền xây dựng chiến lược, chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững.


Thiết bị và dây chuyền ứng dụng bức xạ tại Trung tâm chiếu xạ Vinagamma tại Đà Nẵng.

Công tác quan trắc phóng xạ môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Đà Nẵng. Vì đây là địa phương giáp biển và chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, Đà Nẵng có khả năng chịu ảnh hưởng lớn bởi các hiện tượng rơi lắng phóng xạ, lan truyền và phát tán phóng xạ từ các sự cố bức xạ hạt nhân. Dự án sẽ tạo cơ sở dữ liệu tin cậy để các cơ quan chức năng hoạch định các chính sách, chiến lược nhằm kiểm soát chất lượng môi trường, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo hướng phát triển bền vững, chủ động phòng ngừa và ứng phó với các sự cố bức xạ hạt nhân có thể xảy ra.

Sản phẩm đầu ra của đề án là Báo cáo Đề án quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, gồm các nội dung thực hiện chính: thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội, định hướng phái triển, quy hoạch phân khu chức năng..., và tình hình các hoạt động liên quan đến bức xạ hạt nhân làm cơ sở để phân tích, nhận diện các nguy cơ và đề xuât chương trình quan trắc phông phóng xạ; phân tích các tài liệu, số liệu thu thập được để nhận diện các nguy cơ về an toàn bức xạ, hạt nhân và sơ bộ lựa chọn vị trí các điểm quan trắc tại các khu vực trên địa bàn thành phố; tiến hành khảo sát thực tế các khu vực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm kiểm tra sự phù hợp của việc lựa chọn vị trí các điểm quan trắc sơ bộ trước đó; đề xuất chương trình quan trắc và kinh phí thực hiện cụ thể cho từng năm.

Tú Anh (T/h)

Tags Đà Nẵng quan trắc phóng xạ quan trắc phóng xạ môi trường đề án

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục