Đỉnh núi tuyết Alps đang tan chảy và dần xanh hoá

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/6/2022 | 8:52:18 AM

QLMT - Tạp chí Science ngày 2/6 đăng một báo cáo dựa trên hình ảnh dãy núi Alps do vệ tinh ghi lại trong 38 năm cho thấy đỉnh núi tuyết nổi tiếng Alps đang tan chảy và dần bị thay thế bởi các thảm thực vật.

 
Bà Sabine Rumpf - một nhà sinh thái học tại Đại học Basel và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết quá trình xanh hóa (greening) trên đỉnh núi tuyết Alps đang diễn ra mạnh mẽ. Trong nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học tập trung tìm hiểu khu vực ở độ cao 1.700m so với mực nước biển, loại trừ các vùng đã được canh tác, các khu vực có rừng và sông băng. Những kết quả phân tích dựa trên dữ liệu ghi lại được từ năm 1984-2021 cho thấy vào mùa hè, khoảng 10% diện tích được nghiên cứu đã không còn tuyết bao phủ. Các nhà khoa học cũng so sánh diện tích thảm thực vật bao phủ nhờ sử dụng phương pháp phân tích bước sóng để phát hiện lượng chất diệp lục hiện có, với kết quả là thảm thực vật phát triển trên 77% diện tích khu vực được nghiên cứu.


Dãy núi Alps đầy tuyết trắng đang chuyển sang màu xanh lục do biến đổi khí hậu

Dựa trên hiện trạng được quan sát, bà Rumpf dự báo lượng tuyết bao phủ sẽ ngày càng giảm, đặc biệt ở các khu vực độ cao thấp hơn. Một hiện tượng khác là "browning" - chỉ hiện tượng bề mặt không được bao phủ bởi tuyết hay thực vật - cũng được phát hiện ở gần 1% khu vực nghiên cứu. Hiện tượng này xảy ra nhiều hơn ở các khu vực được quan sát ở Bắc Cực, hoặc vùng núi của Trung Á. Tình trạng này bắt nguồn từ việc gia tăng các trận mưa cực đoan và hạn hán, và suy giảm lượng nước từ tuyết tan vốn cho sự phát triển của thực vật.

Hiện tượng xanh hóa trên núi Alps xảy ra theo 3 cách khác nhau, bao gồm thực vật bắt đầu phát triển ở các khu vực chưa từng xuất hiện trước đây, thực vật phát triển cao hơn và dày hơn do điều kiện thuận lợi, và cuối cùng các loại thực vật cụ thể phát triển bình thường ở độ cao thấp hơn rồi di chuyển dần ra các khu vực cao hơn. Theo bà Sabine Rumpf, biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này, khi việc ấm lên sẽ tạo điều kiện cho thực vật phát triển nhanh hơn. Một hiệu ứng phụ khác là khi nhiệt độ tăng lên, trời sẽ đổ mưa thay vì là tuyết rơi.

Điều này sẽ dẫn đến một số hậu quả tiêu cực, khi phần lớn nước uống có được nhờ tuyết tan chảy, nên nếu nước không được lưu trữ dưới dạng tuyết, thì lượng nước này sẽ biến mất nhanh hơn khi chảy ra các dòng sông. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng ảnh hưởng đến đời sống các loài sinh vật vốn đã thích nghi với khu vực núi Alps, đồng thời tác động tiêu cực đến ngành du lịch, vốn là lĩnh vực kinh tế trọng điểm nơi đây.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc đỉnh núi được phủ xanh có thể giúp tăng khả năng hấp thụ CO2, song việc tình trạng này lặp lại liên tục có thể làm tan băng và dẫn đến hậu quả ấm lên quá mức. Tuyết phản chiếu khoảng 90% bức xạ mặt trời, nhưng thực vật còn hấp thụ nhiều hơn và tỏa năng lượng trở lại dưới dạng nhiệt - do đó khiến quá trình ấm lên tăng tốc.

Lâm Hà (T/h)

Tags Alps xanh hoá băng tan biến đổi khí hậu

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục