QLMT - Các nhà khoa học vừa tạo ra loại màng gel có thể hút được nước từ không khí với giá cực rẻ, chỉ khoảng 2$ cho mỗi kg vật liệu. Nước sau đó được giải phóng theo yêu cầu mà không cần nhiều năng lượng.
Loại gel này được tạo thành từ hai thành phần chính rẻ tiền và phổ biến là xenlulôzơ - lấy từ thành tế bào của thực vật và cao su konjac - một loại phụ gia thực phẩm được sử dụng rộng rãi.
Trong các thử nghiệm, màng gel có thể hút một lượng nước đáng kinh ngạc
Nhóm nghiên cứu cho biết việc tạo gel khá đơn giản. Các thành phần cơ bản được trộn với nhau sau đó đổ vào khuôn, đặt trong hai phút. Sau đó, nó được đông khô rồi bóc ra khỏi khuôn. Về cơ bản, nó có thể được tạo thành bất kỳ hình dạng nào cần thiết và mở rộng khá dễ dàng với chi phí thấp.
Cấu trúc xốp của cao su sẽ thu hút nước ngưng tụ ra ngoài không khí xung quanh nó. Trong khi đó, xenlulôzơ được thiết kế để phản ứng với nhiệt độ nhẹ bằng cách chuyển sang chế độ kỵ nước, giải phóng nước bị giữ lại. Trong các thử nghiệm, màng gel có thể hút một lượng nước đáng kinh ngạc ra ngoài không khí. Ở độ ẩm tương đối 30%, nó có thể tạo ra 13 L (3,4 gal) nước mỗi ngày cho mỗi kg gel và ngay cả khi độ ẩm giảm xuống chỉ còn 15% mức thấp, đối với không khí sa mạc nó vẫn có thể tạo ra hơn 6 L (1,6 gal) một ngày cho mỗi kg vật liệu.
So sánh với các máy thu hoạch nước khác mà chúng ta đã đề cập trong nhiều năm thì màng gel mới là một cải tiến rất lớn. Mức nước cao nhất trước đây mà máy thu hoạch nước thu được là 8,66 L (2,3 gal), nhưng đó là trong không khí có độ ẩm cao hơn nhiều. Những loại máy khác tốt hơn cũng chỉ đạt đỉnh ở mức 5,87 L (1,55 gal) ở độ ẩm 30%, thấp nhất là 1,3 L (0,3 gal).
Hải Thanh (T/h)
Tags
màng gel
nước
máy thu hoạch nước
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.