Sự xuất hiện của các 'mùa mới' và lời dự đoán Trái đất hết hy vọng hồi phục

  • Cập nhật: Thứ bảy, 28/5/2022 | 9:09:22 AM

Các nhà vật lý dự đoán Trái đất sẽ trở thành một hành tinh hỗn loạn, với những hậu quả thảm khốc và không thể nào khắc phục được sự cố.

Nghiên cứu mới, được các nhà khoa học tại Khoa Vật lý và Thiên văn học tại Đại học Porto, Bồ Đào Nha, đăng tải ngày 21/4 đã vẽ nên một bức tranh tổng quát về những tác động tiềm tàng của con người đối với khí hậu. Và kết quả của nó không tốt đẹp chút nào.


Biến đổi khí hậu đang đẩy các cơn bão đến tần suất cực điểm của chúng. Vào năm 2018, cơn bão Michael khiến ít nhất 19 người thiệt mạng, nhiều ngôi nhà bị san phẳng (Ảnh: Getty).

"Tác động của biến đổi khí hậu đã có thể thấy rõ, song nếu Hệ thống Trái đất rơi vào vùng có hành vi hỗn loạn, chúng ta sẽ mất hết hy vọng để có thể khắc phục được sự cố", nhà nghiên cứu Orfeu Bertolami, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.

Cụ thể, sự ra đời của kỷ Anthropocene được nhắc tới như một sự chuyển pha của sự sống. Theo đó, hầu hết chúng đều quen thuộc với sự chuyển pha trong vật liệu, chẳng hạn như khi một cục nước đá chuyển pha từ thể rắn sang thể lỏng bằng cách tan thành nước hoặc khi nước bay hơi thành khí.

Nhưng sự chuyển pha cũng xảy ra trong các hệ thống khác. Trong trường hợp này, hệ thống được nói đến chính là khí hậu trên Trái đất. Một khí hậu nhất định cung cấp các mùa và thời tiết thường xuyên và có thể dự đoán được, và sự chuyển pha trong khí hậu dẫn đến một kiểu thời tiết và mùa mới.

Dễ thấy ngày nay, nhiều khu vực trên Trái đất đang trải qua những kiểu khí hậu khác lạ, như nóng tới bất ngờ vào mùa đông, hay những đợt lạnh trái mùa vào tháng 5, tháng 6. Nhà nghiên cứu Bertolami cho biết: "Khi khí hậu trải qua các giai đoạn chuyển đổi, điều này có nghĩa là Trái đất đang trải qua một sự thay đổi đột ngột và quá trình chuyển pha đang diễn ra".


Khí hậu trên Trái đất đang dần trở nên hỗn loạn dưới bàn tay tác động của con người.

Để thấy rõ vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một công cụ toán học, được gọi là bản đồ hậu cần. Bản đồ hậu cần rất hữu ích trong việc mô tả các tình huống mà một vài biến số - chẳng hạn như lượng carbon trong khí quyển, có thể phát triển nhưng trong tự nhiên và đạt đến giới hạn.

Họ cho rằng trường hợp khả quan nhất, đó là khi nhân loại đạt đến giới hạn sản lượng carbon, khí hậu Trái đất sẽ dần ổn định ở nhiệt độ trung bình mới, cao hơn so với mức hiện nay, và nhìn chung có hại cho con người, vì nó dẫn đến mực nước biển dâng hơn và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn.

Còn trong trường hợp xấu nhất, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng khí hậu trên Trái đất dẫn đến một sự hỗn loạn, không có trạng thái cân bằng và không có mô hình lặp lại.

Một khí hậu hỗn loạn sẽ có các mùa thay đổi một cách dữ dội từ thập kỷ này sang thập kỷ khác, hoặc thậm chí năm này sang năm khác. Một số năm sẽ trải qua những đợt thời tiết khắc nghiệt đột ngột, trong khi những năm khác sẽ hoàn toàn yên bình.

Ngay cả nhiệt độ trung bình của Trái đất cũng có thể dao động dữ dội. Đó là những chuyển đổi mà chúng ta dường như cũng đang cảm nhận thấy, đó là quá trình giao mùa, từ thời kỳ mát hơn sang thời kỳ nóng hơn và trong khoảng thời gian tương đối ngắn.

Tuy nhiên nếu hiện tượng này không được cải thiện, chúng ta sẽ hoàn toàn không thể xác định được khí hậu Trái đất đang đi theo hướng nào, các nhà nghiên cứu cho biết.

Điều đó có nghĩa là mọi khả năng kiểm soát và điều khiển Hệ thống Trái đất hướng tới trạng thái cân bằng, có lợi cho khả năng sinh sống của sinh quyển sẽ bị tước đi khỏi chúng ta.

Theo Dân Trí

Tags Trái đất khí hậu biến đổi khí hậu bão nhiệt độ

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục