Phân lập được 3 chủng vi khuẩn quang dưỡng giảm mặn cho ruộng

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/5/2022 | 11:44:25 AM

QLMT - Các nhà khoa học của Viện Sinh học Nhiệt đới đã phân lập được 3 chủng vi khuẩn quang dưỡng từ môi trường tự nhiên, có khả năng làm giảm mặn cho nước ruộng ở Việt Nam.

 

Nhóm tác giả thu thập 300 mẫu nước và bùn tại huyện Cần Giờ (TPHCM), Ngọc Hiển (Cà Mau), Trần Đề (Sóc Trăng) và Gò Công Đông (Tiền Giang). Từ đó, phân lập và chọn lọc chủng vi khuẩn quang dưỡng và thử nghiệm khả năng giảm mặn của chúng và thử nghiệm ứng dụng trong nông nghiệp.

Phân lập được 3 chủng vi khuẩn quang dưỡng giảm mặn cho ruộng
Bảo quản các chủng giống sau khi phân lập Ảnh: NNC

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã phân lập, sàng lọc được 126 giống vi khuẩn quang dưỡng, 74 giống chịu mặn, 39 giống chủng có khả năng giảm mặn trên 20%. Kết quả sàng lọc ở nồng độ muối 25‰, 30‰ và 35‰, thu nhận được 3 giống CM53.2, CG3.1 và CM37 có tính ổn định giảm mặn từ 31% - 36%.

Kết quả thử nghiệm với nước biển tự nhiên (được lấy từ Vũng Tàu), mỗi giống có khả năng giảm mặn tối đa khoảng 14%. Với hỗn hợp 3 giống, khả năng giảm mặn tối đa là 17,39%. Thử nghiệm ngoài ruộng lúa (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), kết quả độ giảm mặn tối đa khoảng 14,7% trong độ mặn 3,4‰ vào ngày thứ 5, sau khi xử lý hỗn hợp giống. Chiều cao cây và chiều dài rễ mẫu thử nghiệm tốt hơn so với mẫu đối chứng (không dùng chủng vi sinh khử mặn). Năng suất thực tế ở mẫu thử nghiệm là 1,23 tấn/ha, cao hơn so với mẫu đối chứng là 1,2 tấn/ha.


Thử nghiệm trên ruộng lúa. Ảnh: NNC

Đề tài đã được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu. Hiện nhóm tác giả đã làm chủ được qui trình phân lập và sàng lọc chủng vi khuẩn quang dưỡng có khả năng giảm mặn được phân lập từ nguồn gốc tự nhiên ở Việt Nam.

Lâm Hà (T/h)

Tags vi khuẩn giảm mặn nhiễm mặn

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục