QLMT - Sáng 18/5 Sở KH&CN tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Báo chí về khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất. Đây cũng là giải thưởng báo chí KH&CN đầu tiên ở cấp địa phương.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang, cho biết: "Giải thưởng được tổ chức 5 năm 2 lần nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội; ghi nhận, tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc về hoạt động KH&CN. Đồng thời tạo động lực cho các phóng viên, cộng tác viên, cơ quan báo chí tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức về KH&CN, góp phần thúc đẩy kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống”.
BTC trao giải cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải
Sau khoảng 6 tháng phát động, ban tổ chức đã nhận được 135 tác phẩm, trong đó báo in và báo điện tử chiếm phần lớn (69%), còn lại là báo nói và báo hình. Nội dung các tác phẩm phản ánh nhiều khía cạnh về KH&CN như nông nghiệp công nghệ cao; sản xuất công nghiệp; phòng chống dịch COVID-19; cải cách hành chính; khám chữa bệnh cho người dân; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm; giáo dục và đào tạo; khoa học xã hội và nhân văn…
Trải qua ba vòng xét duyệt, Hội đồng giám khảo đã chọn ra 20 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải. Trong đó có 1 giải A, 2 giải B, 4 giải C, 8 giải khuyến khích và các giải phụ cho 4 tác giả không chuyên cùng một tác giả có nhiều tác phẩm tham dự. Phần thưởng bao gồm giấy khen, biểu trưng và tiền thưởng. Cụm bài "Khoa học và công nghệ - Con đường duy nhất nâng cao giá trị nông sản” của nhóm tác giả ở báo Khoa học & Phát triển đã đoạt giải A. Trong buổi lễ, Ban tổ chức cũng phát động giải thưởng báo chí KH&CN lần thứ hai vào năm 2025.
Bắc Lãm
Tags
Bắc Giang
Giải thưởng Báo chí
Báo chí về khoa học và công nghệ
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.