QLMT - Trong một nghiên cứu các nhà khoa học tại Viện Vi sinh vật biển Max Planck thuộc Bremen (Đức) đã phát hiện cỏ biển thải ra một lượng đường khổng lồ vào vùng đất xung quanh rễ của chúng.
Họ ước tính thế giới có khoảng 0,6 đến 1,3 triệu tấn đường trong vùng đất dưới cỏ biển, lượng đường này tương đương với lượng đường có trong 32 tỷ lon ngước ngọt.
Cánh đồng cỏ biển Posidonia oceanica có thể đã sống hơn 100.000 năm dưới đáy biển Địa Trung Hải. Ảnh: ITN
Cỏ biển đã tạo ra đường trong quá trình quang hợp. Trong điều kiện ánh sáng trung bình, hầu hết lượng đường này được sử dụng cho quá trình trao đổi chất và tăng trưởng của cỏ biển. Tuy nhiên, trong điều kiện ánh sáng dồi dào như lúc giữa trưa hoặc mùa hè, cỏ biển sản xuất nhiều đường hơn mức có thể lưu trữ hoặc sử dụng, và lượng sucrose dư thừa sau đó sẽ thải ra vùng đất xung quanh bên dưới.
Điều đặc biệt, lượng đường dư thừa nói trên không bị các vi sinh vật dưới biển tiêu thụ mặc dù chúng rất dễ tiêu hoá và giàu năng lượng. Theo các nhà nghiên cứu, cỏ biển giống như nhiều thực vật khác, giải phóng các hợp chất phenol vào trầm tích của chúng. Phenol chính là chất kháng khuẩn và ức chế sự trao đổi chất của hầu hết vi sinh vật.
Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution ngày 2/5, nhấn mạnh tầm quan trọng của cánh đồng cỏ biển. Tuy đóng vai trò như các "nhà máy" lưu trữ carbon, góp phần giải quyết vấn đề khí hậu, các cánh đồng cỏ biển lại là một trong những môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng nhất trên Trái Đất.
Hải Thanh
Tags
đường
cỏ biển
lưu trữ carbon
biển
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.